- NSND Lệ Thủy là ai?

- Tầm ảnh hưởng, tài năng của NSND Lệ Thủy ra sao?

Mua ô tô khi mới 20 tuổi

NSND Lệ Thủy tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, sinh năm 1948 trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Gia đình Lệ Thủy không có ai theo nghệ thuật nhưng từ nhỏ bà đã bộc lộ năng khiếu và đam mê ca hát, đặc biệt là với cải lương, vọng cổ.

lt1-17217552214791859384964-1721789364851-1721789366063265107089.jpg

Lệ Thủy thời trẻ

Do cuộc sống khó khăn nên Lệ Thủy sớm phải lên Sài Gòn mưu sinh, nhưng vẫn không quên đam mê ca hát. Bà thường nghêu ngao ca những câu vọng cổ nghe được từ các gánh hát. Nghệ sĩ Tư Long tình cờ nghe được liền lập tức mời Lệ Thủy tham gia ban văn nghệ vì quá ấn tượng. Ông còn gửi Lệ Thủy theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội.

  • avatar1721742267973-1721742269081712548908-0-28-280-476-crop-17217425202341966823887.jpg

    Nhan sắc không son phấn của cô đào kín tiếng nhất

Sau đó, Lệ Thủy được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Từ đó, Lệ Thủy xin theo học và làm việc tại gánh hát Trâm Vàng để đỡ gánh nặng cho cha mẹ, cũng để theo đuổi đam mê.

Ban đầu, Lệ Thủy đảm nhiệm việc ngâm thơ ở hậu trường. Năm 13 tuổi, bà thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng. Tới 14 tuổi, bà được đóng các vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có tới 7 đoàn hát. Tại sân khấu này, Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.

lt4-17217552216141462371535-1721789366984-1721789367159154862236.jpg

Tiếp đó, Lệ Thủy chuyển sang đoàn Kim Chung 3, hát chung với nghệ sĩ Thanh Hải vở Bẽ bàng duyên mới rồi nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.

Tới năm 16 tuổi, Lệ Thủy đoạt Huy chương Vàng triển vọng giải Thanh Tâm cùng đợt với nghệ sĩ Thanh Sang, một giải thưởng danh giá bậc nhất của sân khấu cải lương thời bấy giờ.

Từ đó, tên tuổi của bà lên như diều gặp gió, trở thành con cưng của các bầu gánh và chủ hãng băng đĩa, được đông đảo công chúng ái mộ. Bà được mời thu âm rất nhiều và đi hát khắp nơi.

Thời ấy, NSND Lệ Thủy cũng là nữ nghệ sĩ cải lương hiếm hoi có tiền mua ô tô khi mới 20 tuổi.

Bà kể lại: "Tôi lái xe ô tô lần đầu tiên năm 20 tuổi. Lúc đó, tôi mua một chiếc ô tô cũ với giá 350 ngàn đồng tiền bấy giờ. Tôi mua lại chiếc xe này của ông bầu Long. Tôi ký được hợp đồng hát với ông bầu Long một cái là dám mua xe luôn. Tôi còn bảo với ông bầu Long rằng: "Cháu đang học lái xe rồi, đợi cháu học xong, ký hợp đồng với cậu là cháu lấy chiếc xe của cậu luôn".

Trước đó, tôi đã tập lái xe và biết lái nửa tháng rồi. Lúc nhận xe, tôi vừa lái ra thì gặp nghệ sĩ Minh Phụng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp Minh Phụng khi Minh Phụng tới ký hợp đồng với ông bầu.

lt3-17217552216031549553198-1721789370837-17217893717931242149001.jpg

Ban đầu Minh Phụng về cũng không hát cùng tôi, mãi về sau mới được hát chung. Một năm sau, tôi đổi sang xe khác đắt tiền hơn với giá 1 triệu 250 đồng".

Bị khán giả kém tuổi gọi là "con"

NSND Lệ Thủy được đánh giá là sở hữu giọng ca hiếm thấy giới cải lương. Theo NSND Bạch Tuyết, tiếng hát của NSND Lệ Thủy được bồi đắp từ chất ngọt của vùng đất châu Thổ miền Tây. Bởi vậy nên bà ca ngọt lịm, đầy đặn và ấm áp, tựa như bao dòng nước, bao nguồn sống của dải đất miền Tây đều đổ vào, hòa quyện để tạo nên giọng hát bất hủ ấy.

Cũng vì thế mà giọng hát Lệ Thủy lúc nào cũng khoáng đạt, hào sảng, dù lên cao hay xuống thấp đều vang vọng, thoải mái, lấp đầy không gian và như rót mật vào tai người nghe.

Soạn giả Viễn Châu từng nói, giọng ca Lệ Thủy rất hiếm, là kim pha thổ. Đó là chất thổ của phù sa đất cù lao sông nước. Bao nhiêu chất ngọt hội tụ về Lệ Thủy, kết tủa nên làn hơi dày, phát âm sáng, nhả chữ tròn, đẹp, tạo thành những thanh âm vang, như sự hợp nhất của hai dòng sông Tiền, sông Hậu trước khi đổ ra biển lớn.

lt2-17217552215841217450394-1721789373035-17217893733621195588848.jpg

Ở ngoài, NSND Lệ Thủy rất bình dân, gần gũi, thân thiện với mọi người. Có lẽ vì vậy mà bà luôn được khán giả khắp từ trong ra ngoài nước yêu mến, đặc biệt là ở miền Tây, mảnh đất sinh thành, bồi đắp nên tài năng của bà, cứ gặp là ôm, hôn hít các kiểu. Có người còn vồ tới bảo: "Trời ơi, Lệ Thủy hả con, má thương con quá, năm nay con bao nhiêu tuổi rồi?".

Tới lúc Lệ Thủy nhẹ nhàng tiết lộ tuổi thì khán giả mới ớ người: "Vậy là con lớn hơn má 2 tuổi".

Ở miền Tây một thời, người ta còn có câu "đi mút mùa Lệ Thủy", tức là hễ có Lệ Thủy về hát thì bỏ cả đồng áng, mùa màng để đi nghe. Ngày đó phương tiện đi lại, đường xá chưa nhiều, mọi người phải chèo thuyền, đi trên sông nước xa xôi mới tới được chỗ hát rồi ngồi bệt xuống nghe, nhưng vẫn nô nức tới đông đủ chỉ để được nghe Lệ Thủy hát.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022