Phương pháp nói trên được các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Chìa khóa tăng sức đề kháng cho người cao tuổi", phát sóng trên báo VnExpress ngày 6/4. Tọa đàm có sự tham gia của TS.BS Phạm Lê Duy từ Bệnh viện Đại học Y TPHCM và bác sĩ Đỗ Quỳnh Nga, thành viên y khoa Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển.

Theo TS.BS Phạm Lê Duy hệ miễn dịch là cơ chế bảo vệ cơ thể, thông qua nhiều bộ phận như da, niêm mạc hô hấp, tế bào miễn dịch trong máu, mô... Trong đó, niêm mạc hô hấp, da là rào cản đầu tiên giúp cơ thể không bị vi khuẩn tấn công, còn kháng thể tấn công tác nhân gây bệnh trong máu.

Sức đề kháng là khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài (virus, vi khuẩn, nấm...) hoặc bên trong cơ thể như tế bào ung thư, chất thải độc hại. Người lớn có hệ miễn dịch suy giảm tự nhiên do quá trình lão hóa, dẫn tới sức đề kháng hoạt động kém, vì vậy quan tâm hơn tới vấn đề này.

6aba3cbaf54e5a10035f14-1712629-4301-1532-1712631818.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MYPXR9_f62sUAOlfi16vNA

TS.BS Phạm Lê Duy và bác sĩ Đỗ Quỳnh Nga tại buổi tọa đàm ngày 6/4. Ảnh: Thanh Tùng

Bác sĩ Đỗ Quỳnh Nga, thành viên Hội đồng Nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP HCM, cho biết miễn dịch suy giảm khiến người già thường gặp một số bệnh như viêm mũi dị ứng, ho, viêm phổi, viêm phế quản... Trong đó, bệnh tiêu hóa cũng liên quan tới đề kháng, do miễn dịch không tốt ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ đau bụng, mắc các vấn đề về đường ruột.

Theo bác sĩ Nga, hệ miễn dịch khỏe cần tiêu diệt, phản ứng hiệu quả với tác nhân gây bệnh, song mức độ phản ứng không nên quá yếu hoặc quá mạnh. Mức độ hợp lý phải ở ngưỡng cơ thể chịu đựng được, không gây ra dị ứng, phản vệ.

Để đạt được, các chuyên gia cho rằng người cao tuổi cần tăng miễn dịch tối ưu, từ đó cải thiện sức đề kháng. Bác sĩ Duy gợi ý người cao tuổi cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để nuôi sống tế bào cơ thể và hệ miễn dịch. Lối sống của mọi người nên chú trọng ngủ nghỉ đúng giờ, giấc, nên ngủ đủ 7 tiếng một đêm. Mỗi người cần giữ tinh thần lúc vui vẻ yêu đời, thoải mái, lạc quan.

Bác sĩ Nga khuyến cáo các gia đình nên giữ nhà cửa sạch sẽ, không khí trong lành, cố gắng trồng cây xanh trong nhà dù diện tích hẹp. Mọi người không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc kích thích.

Trong tập luyện thể dục thể thao, người cao tuổi cần lưu ý tập luyện vừa đủ theo sức bền và lứa tuổi. Những người khó vận động cường độ cao do có sức khỏe yếu, đau khớp... có thể đi bộ, tập thái cực quyền, yoga. Một tuần nên tập luyện tối thiểu ba lần, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 phút.

Mọi người không nên vận động quá sức, việc này sẽ gây căng thẳng và sản sinh các chất có hại cho cơ thể. Người cao tuổi nên giảm trạng thái lo âu, buồn rầu, điều trị các bệnh tinh thần nếu có. Lý do là khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất gốc tự do và hormone gây căng thẳng, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả; còn các bệnh tinh thần khi kéo dài có thể để lại hậu quả về thể chất.

Bác sĩ Nga khuyến cáo người già tập luyện thêm các bài kháng lực, nhằm duy trì cơ bắp và tăng sức khỏe của xương. Người già cần có giấc ngủ phù hợp với nhịp sinh học.

CAN2-0001-03-01-08-11-04-Still-3292-4562-1712631521.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8C_un81lKmlS_SoHkRd5Rw

Bác sĩ Quỳnh Nga hướng dẫn dinh dưỡng tăng đề kháng cho người cao tuổi. Ảnh: Hoàng Khánh

Về dinh dưỡng, hai chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi cần sử dụng chế độ ăn đa dạng, cân bằng. Bữa ăn cần có đủ chất đạm, đường, béo theo nhu cầu cơ thể, sau đó bổ sung vitamin, chất xơ... Chế độ ăn Địa Trung Hải được khuyến khích do giảm thịt đỏ, không dùng thức ăn nhanh, chế biến sẵn, tăng rau xanh và trái cây.

Theo bác sĩ Nga, bữa ăn nên có tổng năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Trong đó, năng lượng từ protein dao động từ 12-16%, một tỷ lệ nhỏ khác là chất béo lành mạnh. Bữa ăn nên có 200-300gr rau tươi, hoa quả.

Hệ tiêu hóa của người lớn tuổi suy yếu hơn người trẻ, do đó cần chế biến thực phẩm phù hợp, hạn chế rau sống. Người già cũng thường gặp vấn đề đại tràng, nên chọn loại rau có chất xơ hòa tan thay cho không tan để giảm đầy bụng.

Hai chuyên gia cũng khuyến cáo người cao tuổi bổ sung sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng để đảm bảo dinh dưỡng cơ thể. Sữa có chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, hấp thu tốt hơn so với thực phẩm khác.

Đối với sữa non Värna Colostrum, sản phẩm giúp tăng miễn dịch nhờ chiết xuất chiết xuất Immunel từ sữa non. Bác sĩ Nga ví sữa non giống một lẵng hoa, trong đó Immunel như những bông hoa trong lẵng này, nhà sản xuất chỉ chọn các hoạt chất có kích thước nhỏ để kích thích miễn dịch nhanh trong hai giờ.

Bác sĩ Duy cho biết Immunel giống chất hoạt hóa, kích thích tế bào miễn dịch tăng hoạt động, đi khắp cơ thể để tiêu diệt mầm bệnh. Dù chỉ 2 giờ thôi, cơ thể có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư.

CAN2-0001-03-00-02-25-10-Still-2865-6077-1712631522.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RUD-0oh8uWjvb-CRwcMAgQ

Bác sĩ Phạm Lê Duy tại buổi tọa đàm sáng 6/4. Ảnh: Hoàng Khánh

Trả lời câu hỏi của độc giả Nguyễn Quang, 68 tuổi ở Hà Tĩnh về vấn đề người bệnh nền có thể dùng sữa hay không, bác sĩ Duy cho biết việc bổ sung dinh dưỡng quan trọng với người bệnh nền và phù hợp với người già. Sữa là cách tăng dinh dưỡng cho cơ thể nhanh chóng, bổ sung đạm, canxi, vitamin D cho hệ miễn dịch hiệu quả.

Còn độc giả Tiến Thành ở Bến Tre hỏi về việc người già có thể uống sữa thay cơm hay không, được bác sĩ Nga khuyến cáo không nên thực hiện. Lý do là thức ăn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động, tăng miễn dịch và giúp sản sinh hormone hạnh phúc.

Bác sĩ Nga cũng khuyến cáo người bệnh ung thư không nên có tâm lý kiêng sữa, lo lắng sữa chứa đạm đậu nành ảnh hưởng xấu tới ung thư tuyến giáp, khi trả lời vấn đề có liên quan do độc giả giấu tên nêu ra. Theo bác sĩ, một số loại sữa chứa đạm đậu nành song hàm lượng nhỏ, không thể ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Nếu quá lo lắng sữa có gây ảnh hưởng hấp thu thuốc, mọi người thể uống cách xa thời điểm uống thuốc vài giờ.

Văn Hà

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022