Bộ Y tế lên tiếng việc "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"

Ngày 6/2, Bộ trưởng Y tế ban hành Quyết định số 295 công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ, trong đó có thủ tục "Cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe", "Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô" hay "Khám sức khỏe định kỳ".

Nhiều người cho rằng điều này đồng nghĩa với việc khi đi thi bằng lái xe không cần khám sức khỏe nữa.

Liên quan đến vấn đề này, theo VietNamNet, lãnh đạo Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng quan điểm này là sai.

"Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh. Việc khám sức khỏe cho người lái xe để cấp bằng vẫn diễn ra như bình thường. Thông tin bãi bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe là không chính xác", đại diện Bộ Y tế nói.

Điều này có nghĩa là khi thi bằng lái xe, đổi giấy phép lái xe, người dân vẫn cần thực hiện khám sức khỏe và xuất trình giấy khám sức khỏe lái xe như quy định trước đây.

Ngày 26/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kí công văn số 1435 gửi sở y tế các địa phương; bệnh viện, viện trực thuộc Bộ này; bệnh viện trực thuộc trường đại học và y tế bộ, ngành. Theo Bộ Y tế, việc bãi bỏ thủ tục hành chính này không có nghĩa là từ nay khi thi bằng lái xe là không cần phải khám sức khỏe.

Theo quy định cũ, các thủ tục "Cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe", "khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô" hay "khám sức khỏe định kỳ"... được coi là các thủ tục hành chính. Nhưng theo quy định mới (Điều 2 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), đây "không phải là thủ tục hành chính nữa mà là quy trình, kỹ thuật chuyên môn được cán bộ y tế triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công", đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết.

Việc bãi bỏ thủ tục hành chính số 10: "Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe theo thẩm quyền của Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác" và thủ tục hành chính số 11: "Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe theo thẩm quyền của Sở Y tế" bị bãi bỏ do đã được quy định tại Quyết định số 159 ngày 18/1 của Bộ Y tế, theo giải thích của Bộ Y tế.

bang-lai-xe1-16880292920491351678830-0-0-750-1200-crop-16880292955901082721016.jpgQuy định mới nhất về điều kiện sức khỏe bắt buộc để cấp bằng lái xe ô tô

GĐXH - Giấy khám sức khỏe là giấy tờ cần thiết để đăng ký học lái xe và thi sát hạch lái xe các hạng. Vậy quy định khám sức khỏe thi bằng lái xe như thế nào? Cần những tiêu chuẩn gì?

kham-suc-khoe-cap-bang-lai-xe1-1711532756925224270342.jpg

Khám sức khỏe khi học lái xe ô tô là cần thiết, bắt buộc. Ảnh minh họa: TL

Tại sao lái xe cần phải có giấy khám sức khỏe khi làm hồ sơ thi bằng lái xe?

Lái xe là nghề thường xuyên phải di chuyển, do đó người lái phải có khả năng và sự nhanh nhẹn để đối phó với các tình huống bất ngờ trên đường. Nếu không đủ sức khỏe và các yếu tố cần thiết thì có thể gây nguy hiểm khi lái xe.

Ngoài ra, lái xe là người tiếp xúc với nhiều người, dễ lây lan dịch bệnh nên định kỳ 6 tháng/lần (tài xế lái ô tô chở người từ 40 chỗ ngồi trở lên) phải đi khám sức khỏe.

Những trường hợp không đủ điều kiện cấp bằng lái xe bao gồm những người không đủ thị lực, không đủ chi (tay/chân), có bệnh lý về thần kinh nghiêm trọng, sử dụng ma túy… Do đó các tài xế phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế để loại trừ. Đây là giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông. Vì những lý do trên, để có được giấy khám sức khỏe việc kiểm tra sức khỏe được thực hiện nghiêm ngặt.

Vì vậy khám sức khỏe khi học lái xe ô tô là cần thiết, bắt buộc. Người học lái xe ô tô phải trải qua bài khám sức khỏe và nộp hồ sơ là giấy khám sức khỏe lái xe theo mẫu của Tổng cục đường bộ quy định trong từng thời kỳ.

Quy trình khám sức khỏe làm hồ sơ thi bằng lái xe ôtô

Người có nhu cầu đăng ký khám sức khỏe lái xe đến khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện. Các cơ sở này thông thường là các bệnh viện cấp Quận/Huyện trở lên và nộp giấy khám sức khỏe theo mẫu.

Theo danh mục khám sức khỏe tại mẫu giấy khám sức khỏe, cơ sở y tế sẽ lần lượt kiểm tra sức khỏe đối với từng danh mục. 

Các nội dung khám sức khỏe bao gồm:

Khám thai sản.

Khám nội tiết.

Khám cơ xương khớp.

Khám hô hấp.

Khám tim mạch.

Khám tai mũi họng.

Khám mắt.

Khám thần kinh/tâm thần.

Ở mỗi khoa khám bệnh theo từng nội dung nêu trên, cơ sở y tế sẽ đánh dấu và xác nhận vào biểu mẫu giấy khám sức khỏe theo quy định. Và cuối cùng kết luận sức khỏe có đủ để đăng ký học lái xe ô tô hay không trước khi trả giấy khám sức khỏe cho người đăng ký khám sức khỏe học lái xe.

Khám sức khỏe lái xe ở đâu?

Việc khám sức khỏe cho người lái xe được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây được gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và phải đáp ứng các quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Việc khám sức khỏe cho người lái xe phải thực hiện theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư này.

kham-suc-khoe-cap-bang-lai-xe-17115328062651510949424.jpg

Theo Bộ Y tế, thi bằng lái xe, đổi giấy phép lái xe, người dân vẫn cần thực hiện khám sức khỏe và xuất trình giấy khám sức khỏe lái xe như quy định trước đây. Ảnh minh họa: TL

Giấy khám sức khỏe cho lái xe có giá trị bao lâu?

Theo quy định chung tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe và kết quả khám sức khỏe định kỳ của lái xe như sau:

- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

- Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe thực hiện như sau:

- Giấy khám sức khỏe được cấp 01 bản cho người được khám sức khỏe. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:

Photocopy hiấy khám sức khỏe đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy khám sức khỏe được nhân bản theo yêu cầu của người được khám sức khỏe;

Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định.

- Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:

Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: Cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc việc khám, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám.

Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: Cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022