Ngày 25/4, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang cho biết đã tiếp nhận 114 cá thể rùa gồm rùa sọc, rùa hộp từ chùa Nam Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang). Đây là các cá thể rùa do người dân phóng sinh tại chùa trong nhiều năm qua.

z5382074259707-91134470dd37857-7246-9481-1714031120.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ToyNY44tucMHCSBbDgJXYQ

Nhiều cá thể rùa các loại cùng sinh sống trong hồ, phơi nắng dưới trụ bê tông. Ảnh: Nguyễn Đông

Hạt Kiểm lâm Hòa Vang cũng liên hệ với trung tâm bảo vệ thiên nhiên ở Hà Nội để đưa số rùa này về Vườn quốc gia Cúc Phương nghiên cứu, phân loại loài và xác định môi trường sống của chúng.

Trong số rùa thả về tự nhiên có nhiều rùa cổ sọc (Mauremys sinensi). Loài này số lượng ngoài tự nhiên ngày càng suy giảm do săn bắt. Hiện rùa cổ sọc được đưa vào danh lục đỏ của IUCN năm 2006.

Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis kamaroma) - hay còn gọi là rùa hộp Đông Nam Á hoặc rùa hộp Mã Lai - là một phân loài của loài rùa hộp Cuora Amboinensis. Chúng hiện là động vật quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật cần được bảo tồn.

z5382240158153-40e307ff9c75ca1-1623-2198-1714031120.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Bep4Hfl6m3aPFPcxFIJUUw

Một cá thể rùa sinh sống trong hồ nước ở chùa Nam Sơn. Ảnh: Nguyễn Đông

Nam Sơn là ngôi chùa lớn ở Đà Nẵng, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, cầu nguyện. Trong khuôn viên chùa có một hồ nước lớn và nhiều người thường phóng sinh rùa và cá tại đây. Do nhiều loài cùng được thả vào hồ, môi trường sống của chúng không được đảm bảo.

Hiện Vườn Quốc gia Cúc Phương có Trung tâm bảo tồn rùa, thành lập từ năm 1998. Trung tâm có diện tích 7000 m2 bao gồm các khu chuồng nuôi, bể nước, các trang thiết bị chuyên biệt phục vụ cho công tác nhân nuôi cho hơn 1000 cá thể rùa thuộc 22 trong số 26 loài rùa bản địa tại Việt Nam. Hầu hết các cá thể này đã được các cơ quan chức năng thu giữ từ các vụ buôn bán trái phép hoặc được ấp nở thành công tại trung tâm.

Nguyễn Đông

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022