Bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, tự dùng thuốc giảm đau tại nhà. Trước đó, bà chưa từng phát hiện mắc bệnh lý mạn tính nào.

Ngày 19/4, bác sĩ Lưu Văn Thìn, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy đột quỵ chảy máu não do vỡ phình động mạch não. Bệnh nhân được can thiệp nút túi phình mạch não bằng coils. Sau hơn một tuần điều trị, người bệnh tỉnh táo, đỡ đau đầu, không còn nôn sốt, không yếu liệt tay chân.

A-nh-ma-n-hi-nh-2024-04-19-lu-6482-8233-1713500875.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sB0dk-fD72AOH1e8m20Ryg

Hình ảnh túi phình mạch máu não từ máy chụp cộng hưởng từ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Thìn, đột quỵ chảy máu não do vỡ túi phình mạch não của người bệnh trên có thể được phát hiện và điều trị sớm hơn nếu người bệnh đến khám và tầm soát ngay khi có hiện tượng đau đầu. Thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ, thầy thuốc có thể chẩn đoán được các túi phình chưa vỡ và xử lý sớm hơn, giúp người bệnh không tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc uống khi có biểu hiện bất thường.

Các dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ gồm: Liệt nửa người (giơ hai tay bằng vai, một tay sẽ bị rơi xuống); liệt dây thần kinh số VII (méo miệng khi làm động tác nhe răng hoặc cười); rối loạn ngôn ngữ (hiểu được lời nói mà không diễn đạt được hoặc không hiểu lời người khác).

Một số biểu hiện khác như cảm giác tê bì nửa người (tê một tay và một chân cùng bên cơ thể), mất thăng bằng (khó đi lại), mất phối hợp vận động (vụng về khi cầm nắm đồ vật), mất trí trí nhớ đột ngột (quên tên người thân), không phân biệt được những điều đang xảy ra xung quanh... Khi ấy, người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để điều trị.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022