18 năm trước, diễn viên Minh Hương tham gia "Nhật ký Vàng Anh" phần 1, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả vì vẻ ngoài xinh xắn, dịu dàng. Sau thành công của bộ phim, Minh Hương lựa chọn lập gia đình và từ bỏ hoạt động nghệ thuật.

screen-shot-2024-04-18-at-71313-pm-17134463312471801794274.png

Nàng "Vàng Anh" phần 1 - Minh Hương.

Giờ đây, cô đã 42 tuổi và đang là một BTV đài truyền hình, nhan sắc của Minh Hương được nhận xét là ngày càng thăng hạng. Đặc biệt, da mặt của "bà mẹ 2 con" rất đẹp, trắng và căng bóng, cô cũng giữ được vóc dáng thon thả nhờ duy trì thói quen: Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao.

Chăm chỉ tập luyện cũng là "khẩu hiệu" chống lão hóa của hàng loạt mỹ nhân trong showbiz, điển hình như là Hồ Ngọc Hà, Tăng Thanh Hà, Minh Hằng, Thanh Hằng...

434602312102208845866647175065179807315227261n-1713446331214961247622.jpeg417457935102205358654269042645914781223782983n-17134463307472003975609.jpeg
417577803102207429611241677841440166822429280n-1713446331176108426282.jpeg41751371010220684712147979295965503354824611n-17134463311621026835556.jpeg

Tuổi 42 xinh đẹp của mỹ nhân "Nhật ký Vàng Anh".

Phụ nữ tập thể dục trong thời gian dài thì khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ được cải thiện. Từ đó, giúp giảm bớt "rác thải" trong cơ thể, cải thiện tốc độ lưu thông máu làm cho da căng mịn, hồng hào.

Sự thật là, tập thể dục thường xuyên không chỉ được chứng minh có tác dụng kiểm soát cân nặng mà còn giúp giải quyết một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm cải thiện huyết áp, giảm ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công bố một thống kê cho thấy trên thế giới đang có khoảng 1,4 tỷ người trưởng thành có nguy cơ bệnh tật do hoạt động thể chất không đủ.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người tập thể dục thường xuyên có thể tiết kiệm gần 30% chi phí y tế so với những bệnh nhân không tập thể dục. 

Tuy nhiên, không phải tập thể dục thế nào cũng tốt, phụ nữ nên tránh tập thể dục theo 3 cách sau đây vì có thể dẫn đến chấn thương hoặc tăng cường lão hóa.

3 việc phụ nữ cần tránh khi tập thể dục để không bị chấn thương, tăng lão hóa

1. Tập sai tư thế

Trong quá trình tập luyện, việc duy trì tư thế đúng là vô cùng quan trọng để tránh gây hại cho cơ thể. Khi thực hiện các động tác yoga không chính xác, nguy cơ tổn thương cột sống, gây ra các vấn đề như gù lưng hay mất cân bằng là rất cao, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ té ngã.

Tương tự, việc đi bộ với tư thế lưng cúi và đầu hướng xuống không chỉ làm hạn chế sự giãn nở của các kinh mạch mà còn cản trở sự lưu thông oxy đến não. Từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng, sức lao động của não bộ tăng cao và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Do đó, việc nắm vững và áp dụng đúng các tư thế tập luyện là vô cùng cần thiết để tập thể dục đem lại lợi ích cho sức khỏe, tránh được các chấn thương không mong muốn.

2. Tập thể dục quá nhiều

  • di-dao-1697415444022-17134138663871341420787-0-0-456-730-crop-17134138694841415320865.jpg

    Mỗi ngày có 1 "khung giờ vàng" để tập thể dục: BS Nhật chia sẻ bài tập đơn giản, không tốn kém, 15 phút giúp tăng cường sức khỏe mạch máu

Mặc dù có một lịch trình tập luyện chăm chỉ như chạy bộ vào buổi sáng, bơi lội vào buổi trưa và tập yoga vào buổi tối có vẻ là biểu hiện của một lối sống năng động, nhưng thực tế nó có thể gây hại cho làn da, hệ xương khớp và cả hệ thống tim mạch.

Theo giáo sư Zhu Yuqi từ Khoa Chỉnh hình của Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, việc vận động quá mức, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, có thể dẫn đến chấn thương sụn chêm. Đồng thời, vận động quá sức trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ giảm đường huyết đột ngột.

Cơ thể khi hoạt động quá nhiều cũng sẽ mất nước, làm giảm độ đàn hồi của da và tăng sự xuất hiện của nếp nhăn. Hơn nữa, nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tim mạch châu Âu năm 2013 cảnh báo rằng tập thể dục quá mức có thể có tác động xấu đến sức khỏe tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh tim trong gia đình.

photo-1713410970896-17134109710971145228100.jpeg

Để đảm bảo không hoạt động quá sức, gây chấn thương cơ bắp, rối loạn giấc ngủ và nhịp tim, bạn cần tích hợp những ngày nghỉ ngơi vào lịch trình tập luyện của mình. Việc cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi là chìa khóa để tránh tình trạng viêm mãn tính và các vấn đề sức khỏe khác.

3. Luôn căng thẳng khi tập thể dục

Tình trạng căng thẳng khi tập thể dục có thể phản tác dụng, khiến nhịp tim tăng nhanh và thêm áp lực cho cơ thể. Điều này không những tăng khả năng chấn thương ở các cơ quan mà còn có thể dẫn đến tăng cân do cơ thể tiết ra hormone cortisol. 

Mặt khác, tập thể dục cũng có thể là một phương pháp hiệu quả để giải toả căng thẳng nếu biết cách điều chỉnh cảm xúc và lựa chọn các bài tập phù hợp. Vào những thời điểm căng thẳng, bạn nên lựa chọn những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, như yoga, đi bộ hay chạy bộ ngoài trời, để giúp cơ thể thư giãn và giảm bớt căng thẳng một cách tự nhiên.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022