base64-17122268309922021589051.jpeg

Minh Nhí (trái) và Kiều Oanh là giám khảoCười xuyên Việt 2024 - Ảnh: BTC

Nội dung chương trình không còn giữ được nội dung ban đầu. Trò chơi thì lặp lại, tiểu phẩm nhạt nhẽo.

Vì đánh mất tiêu chí?

Cụ thể, ở những tập đầu là màn chào sân tám nghệ sĩ được chỉ định làm đội trưởng. Sau đó chia đội, giới thiệu các thí sinh.

Một tập khoảng 45 phút thì chiếm 1/4 thời lượng là giới thiệu và các trích đoạn cũ của các nghệ sĩ.

base64-1712227603606229702576.jpeg

Đội Tóe Lửa diễn tiểu phẩm trong tập 11 Cười xuyên Việt - Ảnh: BTC

Các tập tiếp theo là các đội diễn tiểu phẩm hài ngắn 100 giây, sau đó lại chơi các trò chơi như So tài thổi nến, thu hoạch, bịt mắt bắt gà, thăng bằng chéo...

Từ tập 11, tám đội bắt đầu thi tiểu phẩm là các vấn đề xã hội kết hợp với yếu tố hài hước.

Có bốn tiểu phẩm của bốn đội đầu tiên thi trong tập 11, 12 cho thấy sự thiếu chuẩn bị cả về kịch bản lẫn diễn xuất.

Có thể thấy đây là phiên bản đông quân số nhất của Cười xuyên Việt với những gương mặt trẻ đến từ các lĩnh vực: ca hát, diễn xuất, dẫn chương trình, thể thao và cũng là phiên bản khán giả xem bức xúc nhất bởi chương trình đánh mất đi chất riêng hài vốn có.

base64-17122273949471536359433.jpeg

Đội Tứ Sắc diễn tiểu phẩm trong tập 11 - Ảnh: BTC

"Chương trình làm riết diễn quá lố, không còn ý nghĩa và hay như trước đây, mong chỉnh sửa lại cho phù hợp với tên và ý nghĩa của tiêu chí mà chương trình đặt ra là Cười xuyên Việt chứ không phải là nhạt và lố xuyên việt".

"Làm riết Cười xuyên Việt như game show trò chơi, đâu thấy kiếm tài năng hài gì đâu trời, mất hết hình ảnh một cuộc thi tìm kiếm tài năng rồi";

"Nét diễn của từng cá nhân nói riêng và cả đội nói chung chưa thu hút người xem, chưa gây hài"… một số ý kiến viết lại trên fanpage, trên YouTube chương trình.

Làm hài không dễ

Ban đầu, Cười xuyên Việt là chương trình tìm kiếm tài năng diễn viên hài dành cho mọi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài biết nói tiếng Việt đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, có khiếu ăn nói hoạt ngôn, hài hước, có độ tuổi từ 15 đến 55.

Sau khi ra mắt mùa đầu tiên vào năm 2015, đến nay chương trình này có nhiều phiên bản phát sóng như phiên bản nghệ sĩ, Tiếu lâm hội.

dai-minh-tinh-toe-lua-18-17122275155911194082177.jpg

Thí sinh hai đội tham gia trò chơi trong Cười xuyên Việt - Ảnh: BTC

Có nhiều nghệ sĩ sau khi tham gia Cười xuyên Việt trở nên nổi tiếng như Lê Dương Bảo Lâm, Võ Tấn Phát, Hồng Thanh, Ngọc Phước, Anh Tú.

Việc Cười xuyên Việt dần mất đi tiêu chí ban đầu là ví dụ mới nhất cho sự khó khăn của những chương trình hài trên truyền hình vừa qua.

Trước đây màn ảnh nhỏ có khá nhiều chương trình giải trí mang yếu tố hài hước được yêu thích như Hội ngộ danh hài, Thách thức danh hài, Gặp nhau cuối tuần, Ơn giời cậu đây rồi!... nhưng giờ đây các chương trình này tạm thời ngưng phát sóng vì nhiều lý do.

tu-sac-dai-minh-tinh-toe-lua-4-chang-trai-3-1712227681147843366557.jpg

Một trò chơi trong Cười xuyên Việt - Ảnh: BTC

Một đạo diễn sân khấu cho rằng: "Hài luôn là một thể loại sân khấu khó. Để tập một vở, một tiết mục tốn khoảng hai tháng.

Khi đứng trên sân khấu thật với những khán giả thật thì mới biết được chất hài ấy có được khán giả đón nhận hay không.

Nếu dưới sân khấu mà khán giả không cười, không vỗ tay chúng tôi gọi là khoảng lặng thần chết. Nghệ sĩ phải tập diễn lại vở sao cho hiệu quả".

Đạo diễn nhấn mạnh: "Hài trên truyền hình ít thời gian tập, lại theo chủ quan của nghệ sĩ, nên đôi khi mảng miếng không đúng thị hiếu của khán giả, chương trình phát sóng xong thì cũng đã muộn rồi, không sửa lại được lần sau.

Vì vậy, tiểu phẩm hài phát trên truyền phải phải cần đầu tư chất lượng hơn nữa mới thu hút khán giả".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022