Sau hiện tượng thiên văn nguyệt thực 1 phần, vào đêm 12/8, rạng sáng ngày 13/8 (theo giờ Việt Nam) tới đây, chúng ta sẽ lại có cơ hội chiêm ngưỡng 1 trong 2 trận mưa sao băng lớn nhất trong năm - có tên là Perseids - với mật độ lên tới 60 - 100 vệt/giờ.

kul_news_mua-sao-bang.jpgĐây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm. (Ảnh: Internet)

Theo Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, thời điểm phù hợp để quan sát mưa sao băng Perseids là rạng sáng 12-14/8/2017, trong đó ngày 13/8 là lý tưởng nhất.

Các chuyên gia thiên văn cảnh báo năm nay sao băng "không bùng nổ" như năm ngoái, vào đêm cực điểm sẽ chỉ khoảng 30-40 sao mỗi giờ. Hiện tượng này còn rơi vào thời điểm trăng khuyết chỉ vài ngày sau trăng tròn, nên ánh sáng của mặt trăng sẽ làm giảm khả năng quan sát.

kul_news_mua-bang.jpgMưa sao băng Perseids năm 2016. (Ảnh: Earthsky)

Cách quan sát mưa sao băng:

Sau 1h sáng các ngày trên, người xem chỉ cần hướng về phía đông bầu trời và tìm chòm sao Perseus – tâm điểm trận mưa sao băng lên cao ở chân trời đông. Người xem chỉ cần dùng mắt thường để quan sát Perseids và phải kiên nhẫn vì khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây cho tới nhiều phút.

Thời gian quan sát mưa sao băng lý tưởng nhất là sau 00h00 ngày 13/8. Thời điểm cực đại, mưa sao băng sẽ xuất hiện với tần suất khoảng 120 vệt mỗi giờ. Người quan sát nên nhìn về phía đông bắc bầu trời, nơi có chòm sao Anh Tiên

album_kulnews_.jpgVị trí mưa sao băng Perseids. (Ảnh: Lịch thiên văn)

Người dân hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường và nên chọn vị trí quan sát tại những chỗ đất cao, xa ánh điện thành phố; tránh xa những nguồn sáng nhân tạo để có thể nhìn rõ những vệt sáng băng qua.

Trước đó, vào tháng 4/2017, người dân cũng được quan sát trận mưa sao băng, với tần suất lên đến gần 100 vệt mỗi giờ. Nhiều người thích thú khi thấy mưa sao băng trên bầu trời.

Mưa sao băng Perseids này có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh Mặt trời với chu kỳ 135 năm, được quan sát vào năm 1862.

Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi Swift-Tuttle có đường kính 27km, một đám lớn các mảnh thiên thạch từ ngôi sao chổi này sẽ lao vào khí quyển Trái đất.

Những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.

>>Lần đầu tiên trong năm, nguyệt thực một phần xuất hiện tại Việt Nam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022