tin-3-chau-be-mat-tich-17272799793711359218067-0-0-450-720-crop-17272807702771025703481.jpegTin sáng 26/9: Vì sao 3 đứa trẻ mất tích ở Ninh Bình không kêu cứu dù mắc kẹt gần nhà? 3 loại vi sinh vật gây ngộ độc khiến hơn 220 công nhân nhập viện sau 'bữa cơm công đoàn'

GĐXH - Được tìm thấy sau nhiều ngày mất tích, 3 đứa trẻ kể với bố lý do không dám mở cửa cầu cứu khi mắc kẹt ở nhà hàng xóm; Đã tìm ra nguyên nhân khiến hơn 220 người nhập viện sau bữa cơm trưa tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn BoHsing.

Mùa Đông 2024 miền Bắc khả năng rét hơn mọi năm

photo1699781592298-16997815927121653492225-1727339917004-17273399176831836866543.jpg

Rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện nhiều trong tháng 11 - tháng 12/2024.

Cơ quan khí tượng cho biết, đầu tháng 10, khả năng miền Bắc sẽ đón thêm đợt không khí lạnh thứ 2. Đợt không khí lạnh này có cường độ giống đợt không khí lạnh đầu mùa khiến nhiệt độ tại miền Bắc không giảm sâu.

Theo đó, vào khoảng ngày 2 - 3/10, nhiệt độ tại miền Bắc sẽ giảm từ 3 - 4 độ C. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất sẽ giảm từ 31 độ C xuống 27 - 28 độ C, nhiệt độ thấp nhất giảm còn 24 độ C. Tại Cao Bằng, một trong những tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng sớm nhất của không khí lạnh, nhiệt độ cao nhất sẽ giảm còn 29 độ C, thấp nhất là 21 độ C.

Dự báo xa hơn về mùa đông năm nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho rằng, không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 10. Rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện nhiều trong tháng 11 - tháng 12/2024. Trong đó, hiện tượng rét đậm ở miền Bắc có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Việc không khí lạnh hoạt động mạnh trong tháng 11 - tháng 12 năm nay cũng khiến nhiệt độ trung bình năm 2024 thấp hơn mọi năm. Theo đó, từ tháng 11 - 12/2024, nhiệt độ trung bình cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN; riêng khu vực miền Bắc, phía bắc và phía trung của miền Trung có khả năng thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Thời điểm từ tháng 1 - tháng 2/2025, không khí lạnh tiếp tục gia tăng cường độ, tần suất gây ra rét đậm, rét hại trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc. Cần đề phòng khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm như sương muối, băng giá, mưa tuyết ở các tỉnh vùng núi khu vực miền Bắc.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, gió mùa đông bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Hiện tượng rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất nông nghiệp của người dân (đặc biệt ở khu vực vùng núi miền Bắc và phía bắc miền Trung).

Lời cảm ơn xúc động của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong

5811-4991-12062-1727322340733855124879.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (huyện Bảo Yên). Ảnh: Báo Lào Cai

 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, các tỉnh phía Bắc trong đó có Lào Cai xảy ra mưa to, lũ quét, sạt Iở đất, ngập lụt gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Thư cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhấn mạnh: Trong lúc bão lũ nguy hiểm, khó khăn nhất, tỉnh Lào Cai đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, thăm hỏi, giúp đỡ, động viên, chia sẻ kịp thời của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các Ban, Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể Trung ương, lực lượng vũ trang và các địa phương trong cả nước cũng như sự ủng hộ thiết thực, hiệu quả và kịp thời của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, ông Phong cho biết, sự quan tâm, sẻ chia của các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời đưa tin về tình hình thiệt hại, góp phần lan tỏa tình cảm "tương thân tương ái" của đồng bào cả nước đã khích lệ, tiếp sức mạnh cho nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai sớm vượt qua khó khăn, từng bước khắc phục thiệt hại để nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống.

"Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lực lượng vū trang; các địa phương trong cả nước; các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước; các cơ quan thông tấn, báo chí đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, dành tình cảm đặc biệt và sự hỗ trợ to lớn, thiết thực, kịp thời đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai trong việc khắc phục hậu quả thiên tai", trích thư cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong.

Uẩn khúc trong vụ mẹ bỏ con mới sinh vào thùng xốp, thả trôi sông

hientruong-10877-17273101127761138052567.jpg

Người mẹ nói, do hoàn cảnh khó khăn, lo con bệnh tật không nuôi dưỡng được nên đã nghĩ quẩn. Ảnh: CTV

Ngày 25/9, một lãnh đạo UBND phường Vinh Tân (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, Công an phường đang tiếp tục làm rõ vụ việc bé sơ sinh được phát hiện trong thùng xốp thả trôi trên sông Vinh.

Trước đó, vào khoảng 16h30 ngày 24/9, người dân phát hiện một người phụ nữ để cháu bé sơ sinh vào thùng xốp rồi thả trôi trên sông Vinh, đoạn qua khối Tân Hòa (phường Vinh Tân).

Sau khi phát hiện, mọi người đã nhanh chóng cứu cháu bé rồi đưa đến cơ sở y tế. Qua kiểm tra, cháu bé nặng 2,3kg, chức năng sống bình thường nhưng có biểu hiện vàng da.

Nhận được tin báo, Công an phường Vinh Tân đã tiến hành xác minh, làm rõ 2 người phụ nữ có liên quan là chị Ph. (29 tuổi, quê xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên) và mẹ ruột chị này là bà N. (65 tuổi). Bé trai được bỏ trong thùng xốp là con của chị Ph., mới được 4 ngày tuổi.

Lãnh đạo phường Vinh Tân cho biết thêm: "Người mẹ khai do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lo con bệnh tật không nuôi dưỡng được nên đã nghĩ quẩn. Sau khi được cứu vớt an toàn, cháu bé đã được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để chăm sóc, điều trị".

Liên quan đến sự việc, một lãnh đạo UBND xã Hưng Nghĩa (huyện Hưng Nguyên) xác nhận, chị Ph. lấy chồng và đã nhập hộ khẩu về xã Trung Phúc Cường (huyện Nam Đàn), hoàn cảnh gia đình khá khó khăn.

Nhiều bộ, ngành đồng thuận với đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Trước đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH về phương án nghỉ lễ, tết năm 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với đề xuất nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ (2025), từ ngày 25/1/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Với dịp nghỉ lễ Quốc khánh, đơn vị này cũng thống nhất phương án nghỉ 2 ngày, trong đó có 1 ngày liền kề trước ngày 2/9. Như vậy, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp này, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Với dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với đề xuất nghỉ 5 ngày, từ 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.

Theo phương án này, sẽ bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (2/5/2025) sang thứ bảy ngày 26/4/2025.

Trước đó, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có công văn tham gia ý kiến về ngày nghỉ Tết Nguyên đán và một số ngày nghỉ lễ trong năm 2025. Các cơ quan này đều nhất trí với phương án nghỉ Tết Âm lịch như Bộ LĐ-TB-XH đề xuất.

Bộ LĐ-TB-XH đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực nhà nước. Theo đó, Bộ này đề xuất Tết Nguyên đán Ất Tỵ, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục từ thứ hai, ngày 27/1/2025, tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn, nối qua 29 tháng Chạp và 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết, tức hết ngày thứ sáu, 31/1/2025. Tuy nhiên, liền trước 5 ngày nghỉ chính thức là 2 ngày nghỉ cuối tuần, thứ bảy, chủ nhật ngày 25/1/2025-26/1/2025. Sau những ngày nghỉ chính thức lại tới 2 ngày nghỉ cuối tuần tiếp theo, thứ bảy, chủ nhật ngày 1/2/2025-2/2/2025.

Biển số siêu đẹp 30K-999.99 trúng đấu giá hơn 22 tỷ đồng sau 2 lần bị bỏ cọc

dau-gia-bien-so-12015549-1727339937973-17273399396571419372394.jpg

Biển số 30K-999.99 trúng đấu giá hơn 22 tỷ đồng.

Trong đấu giá biển số xe ô tô sáng 26/9, biển số ngũ quý 9 thuộc mã vùng Hà Nội 30K-999.99 được khách hàng trả giá cao nhất ở mức 22,370 tỷ đồng.

Biển số này từng gây chú ý khi được chốt giá cao kỷ lục 75,275 tỷ đồng vào tháng 1 vừa qua. Tuy nhiên, người trúng đấu giá sau đó bỏ cọc. Trở lại sàn 3 tháng sau đó, biển số 30K-999.99 tiếp tục được chốt đấu giá ở mức 30,65 tỷ đồng nhưng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Theo đại diện Cục CSGT, tính đến nay việc đấu giá biển số xe ô tô đã trải qua hơn 220 ngày. Tổng số biển đưa ra đấu giá là trên 1,26 triệu biển; số biển đấu giá thành công là hơn 35.500 biển.

Tổng giá trị tài sản đấu thành hơn 3.280 tỷ đồng. Tổng số tiền mà người trúng đấu giá đã nộp là 3.026 tỷ.

Ngoài 30K-999.99 được trả giá vào sáng nay, nhiều biển khác được trả giá cao như: 51K-888.88 (15,265 tỷ); 30K-555.55 (14,495 tỷ); 11A-111.11 (8,780 tỷ); 72A-777.77 (6,850 tỷ); 88A-666.66 (6,705 tỷ); 36A-999.99 (5,285 tỷ).

Từ ngày 5/9 vừa qua, các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch đấu giá thêm 388.389 biển số xe ô tô cho phiên đấu giá thứ năm. Danh sách biển số lần này có đủ 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội có hơn 56.000 biển số, TP.HCM có gần 54.000 biển số xe ô tô.

Theo quy định hiện hành, giá khởi điểm của mỗi biển số là 40 triệu đồng, bước giá 5 triệu đồng.

Số tài khoản lừa đảo giảm 72% sau gần 3 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học

sinh-trac-hoc-14224538-1727340966029-1727340966425985510928-1727349811320-17273498117961045604138.jpg

Số tài khoản lừa đảo giảm 72% sau gần 3 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học. (Ảnh minh họa)

Theo đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các đơn vị đã giảm đáng kể.

Cụ thể: Số vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8 chỉ còn 700 vụ, giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng đầu năm 2024. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 cũng giảm khoảng 72%, chỉ còn 682 tài khoản.

Đặc biệt tại một số đơn vị đã không có phát sinh số lượng vụ việc trong thời gian tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua.

Cũng theo lãnh đạo Vụ Thanh toán, kể từ khi thực hiện xác thực sinh trắc học (1/7) đến nay, đã có khoảng 37,4 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Trong hai tháng 7-8, theo báo cáo của Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trung bình một ngày có khoảng 25 triệu giao dịch, trong đó có khoảng 1,6 triệu giao dịch trên 10 triệu đồng. Hoạt động thanh toán vẫn diễn ra bình thường.

Trước đó, thời điểm việc thực hiện xác thực sinh trắc học được áp dụng, Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an giải thích: Các ngân hàng đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ để khi người dùng quét vân tay hoặc quét khuôn mặt thì phải là khuôn mặt sống, vân tay sống của người giao dịch. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với một vài rủi ro chẳng hạn như sử dụng deepfake để vượt qua một vài chốt chặn xác thực sinh trắc học của các ngân hàng.

Ông Tùng cảnh báo hiện có hàng trăm hàng nghìn phương thức lừa đảo. Mỗi khi có một chính sách mới, có sự kiện mới, các đối tượng lại tiếp tục nghiên cứu kịch bản để dẫn dụ người bị hại vào cạm bẫy, thậm chí tinh vi hơn như lợi dụng chính sách chuyển đổi số, chính sách cập nhật thông tin để dẫn dụ người dùng cài ứng dụng có chứa mã độc hoặc truy cập vào đường link chứa mã độc qua đó để chiếm dụng điện thoại, chiếm đoạt tài sản.

Có những nhóm lừa đảo hoạt động hàng trăm đối tượng, hoạt động như một nghề để kiếm sống, cho nên chỉ nghiên cứu sử dụng các phương thức lừa đảo qua không gian mạng để tìm kiếm người bị hại. Khâu quan trọng nhất của các loại tội phạm đặc biệt là tội phạm không gian mạng đó là khâu luân chuyển dòng tiền. Do đó, nếu chúng ta không định danh thông tin người mở tài khoản, không định danh được người thực hiện giao dịch thì vô hình trung hoạt động thanh toán sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro để các đối tượng lợi dụng.

"Quyết định 2345/NHNN là các biện pháp kỹ thuật để xây dựng các giải pháp để xác thực sinh trắc học khách hàng khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng, hoặc tổng giao dịch trong ngày vượt mức 20 triệu đồng. Đây là bước quan trọng, giải quyết được các vấn đề căn cơ như định danh để làm sạch thông tin khách hàng, đảm bảo người dùng có căn cước công dân thực, mở tài khoản thực", ông Tùng khẳng định.

Theo thống kê từ cơ quan công an, 5 tháng đầu năm 2024, thiệt hại do tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 4.239 tỷ đồng, bằng 94% so với cả năm 2023. Vì vậy, việc triển khai xác thực sinh trắc học ngân hàng được xem là giải pháp hiệu quả, giải quyết được các rủi ro về bảo mật và an toàn tài khoản. Khi nạn nhân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, dòng tiền ngay lập tức chạy liên tục giữa các tài khoản ngân hàng, do đó, rất khó truy vết dòng tiền. Còn khi xác thực sinh trắc họ, dòng tiền lừa đảo sẽ bị chặn lại.

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Khách hàng khi thực hiện các giao dịch vượt ngưỡng theo quy định của NHNN hoặc khi thực hiện giao dịch đầu tiên khi cài đặt mới hoặc cài đặt lại ứng dụng di động trên thiết bị mới sẽ cần bổ sung bước xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.

Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải bổ sung phương thức xác thực bằng khuôn mặt.

Các giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch không quá 20 triệu đồng/ngày thì xác thực bằng mã Smart/SMS OTP như thông thường, không cần xác thực bằng khuôn mặt.

Diễn biến nóng liên quan biệt thự cổ "nhà lầu ông Phủ"

a04236b6-2bd6-48ba-9294-e8528f827065-1727343706863526364457-1727348176965-17273481770421212424234-1727354175701-1727354176816234514445.jpeg

Biệt phủ ven sông "nhà lầu ông Phủ"

Ông Viên Hồng Tiến-Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai, cho biết sáng 26-9, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, ý kiến thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của ngôi biệt thự cổ "nhà lầu ông Phủ".

Đồng thời, có giải pháp triển khai tuyến đường ven sông Đồng Nai theo đúng kế hoạch đề ra, bảo đảm các quy định của pháp luật.

Theo Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch (VH - TT - DL) tỉnh Đồng Nai, trước đó, năm 2016, nhận thấy một số giá trị về mặt kiến trúc của công trình nhà lầu ông Phủ, Sở đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích - danh thắng tỉnh nghiên cứu, đánh giá sơ bộ để đề nghị bổ sung vào danh mục đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Đến tháng 3-2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận phê duyệt danh mục thay đổi, bổ sung quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020 với tên gọi "Nhà lầu ông Phủ", bằng nguồn vốn ngân sách nhưng không được vì nhiều lý do.

Năm 2023, tỉnh Đồng Nai triển khai thi công công trình đường ven sông Đồng Nai. Thời điểm này Sở VH - TT - DL tỉnh nhận được đơn của bà Đặng Thị Linh Phương (người trông giữ ngôi biệt thự hiện nay) đề nghị giữ lại ngôi biệt thự. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sở VH - TT - DL tỉnh đã có văn bản đề nghị Ban Quản dự án TP Biên Hòa xem xét giải quyết.

Đến ngày 19-9, Sở VH - TT - DL tỉnh nhận được giấy mời của Sở Xây dựng tỉnh về việc khảo sát thực tế phạm vi giải tỏa công trình kiến trúc lâu đời khi triển khai thi công công trình đường ven sông Đồng Nai.

Tại đây, đại diện Sở VH - TT - DL tỉnh đã đánh giá hiện trạng và đề xuất với các đơn vị có liên quan thống nhất đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu chỉ đạo những giải pháp gìn giữ, bảo tồn công trình kiến trúc biệt thự hiện hữu vì các giá trị vốn có của ngôi biệt thự.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022