Ngày 23/11, chính quyền 2 xã vùng biển Diễn Kim và Diễn Hải (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, một hiện tượng lạ xuất hiện tại địa phương này, khi nhiều ngày qua con dắt (loại cùng họ nhuyễn thể hai mảnh như sò, vạng nhưng kích thước nhỏ hơn) không biết từ đâu dạt vào bờ biển rất nhiều, hàng trăm người dân tràn ra nhặt "lộc biển".

base64-1732326704716464427927.jpeg

Con dắt bỗng nhiên dạt bờ là hiện tượng lạ với người dân xã Diễn Kim.

Theo người dân địa phương, dắt xuất hiện dày đặc trên bãi biển kéo dài từ Thái Thịnh (xã Diễn Kim) đến khu vực Hòn Câu (xã Diễn Hải). "Chưa bao giờ thấy hiện tượng dắt dày đặc kéo vào bờ biển thế này. Mọi người chỉ cần ra mép biển khi thủy triều xuống là cào, vớt được hàng tạ dắt", anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại xã Diễn Kim nói.

Chỉ trong vài giờ buổi sáng, mỗi người cào được 1,5 tạ đến gần 2 tạ. Dắt được bán với giá từ 3.000 đến 3.300 đồng/kg. Mỗi ngày một lao động đi cào dắt đưa lại thu nhập từ 500 đến gần 1 triệu đồng. Lượng dắt khai thác được chủ yếu bán cho các chủ ao, hồ, đầm để làm thức ăn nuôi tôm, cua.

base64-17323267047641797134256.jpeg

Trong buổi sáng, rất nhiều người dân địa phương đổ xô về biển Diễn Kim nhặt "lộc biển".

Theo kinh nghiệm của ngư dân, bãi biển Diễn Kim và Diễn Hải có lượng dắt dạt vào bờ nhiều bởi khu vực này có bãi biển thoải, bằng phẳng và nông. Bãi biển hình cánh cung, nên lượng sóng đổ dồn, tập trung về khu vực này nhiều hơn so với các bờ biển thuộc địa phận xã khác trên địa bàn huyện Diễn Châu.

"Hiện tượng dắt xuất hiện tại địa bàn rất hiếm, chỉ khi nào biển động hoặc sau các cơn bão mới có, chứ bình thường chưa bao giờ xuất hiện", một lãnh đạo UBND xã Diễn Kim cho biết.

Dưới đây là hình ảnh PV ghi lại cảnh người dân săn dắt:

base64-1732326704822455052379.jpeg

Ngư dân "cưỡi sóng" săn dắt mùa biển động. Dụng cụ chỉ duy nhất là chiếc vợt. Cán vợt làm bằng gỗ, hoặc tre, miệng vợt làm bằng tấm nhôm hoặc sắt mỏng rộng từ 3 - 4 cm uốn tròn.

base64-17323267048591397982907.jpeg

Theo người dân địa phương, lấy dắt tuy không khó, nhưng vất vả vì phải dùng sức nhiều để nạo dưới cát, rồi đãi cát. Vất vả nhưng không phải đầu tư dụng cụ hay đồ nghề gì đáng tiền, lại chỉ tranh thủ khoảng từ 3 - 5 giờ đồng hồ là có thêm thu nhập.

base64-17323267049691827707492.jpeg

Công việc cào dắt tuy vất vả nhưng thu hút lượng lớn phụ nữ vùng biển tham gia.

base64-17323267050721035935436.jpeg

Việc lấy dắt được ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của mỗi người. Người trẻ, khỏe hơn thì lấy nhanh và được nhiều hơn.

base64-17323267051281578643433.jpeg

Người dân làng biển Thái Thịnh (xã Diễn Kim) đang thu hoạch.

base64-17323267051841185744254.jpeg

Cào vớt dắt biển diễn ra khoảng 5-6 tiếng mỗi ngày.

base64-173232670532223001141.jpeg

Việc cào dắt diễn ra vào sáng sớm, trưa hoặc chiều muộn mỗi ngày vì phụ thuộc vào thủy triều.

base64-17323267054102012750745.jpeg

Trước đây, dắt lấy về, ngoài nấu thành các món canh rau, canh chua, cháo... thì nay được bán buôn cho chủ ao, hồ, đầm để làm thức ăn nuôi tôm, cua.

2-1731724685561904057677-64-0-1664-2560-crop-17317249459402031402768.jpgĐộc đáo những ngôi nhà xây từ vỏ sò

GĐXH - Ai ở xa trở về thăm làng biển ở các xã ven biển huyện Diễn Châu (Nghệ An) không khỏi ngỡ ngàng trước những ngôi nhà được làm từ chất liệu rất độc đáo - vỏ sò.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022