Bức tranh Salvator Mundi (Đấng cứu thế) của Leonardo da Vinci không chỉ nổi tiếng với giá trị nghệ thuật mà còn cả hành trình bí ẩn của nó sau khi được bán với giá kỷ lục. Mới đây, thông tin về việc bức tranh này sẽ trở lại như tác phẩm trưng bày chính tại một chi nhánh của Louvre ở Ả Rập Xê Út đang thu hút sự chú ý.

Ả Rập Xê Út đang chuẩn bị ra mắt Bảo tàng Louvre của riêng mình tại thủ đô Riyadh. Dự án đầy tham vọng này hứa hẹn sẽ là một "viên ngọc văn hóa".

Số phận của bức tranh "Salvator Mundi"

Bức tranh Salvator Mundinổi tiếng và gây tranh cãi đã không xuất hiện trước công chúng kể từ phiên đấu giá đáng nhớ của Christie's vào năm 2017, khi nó được bán với mức giá gây sốc là 450 triệu USD, khiến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán trên bục đấu giá.

Người mua không được tiết lộ danh tính trong một thời gian dài, gây ra nhiều đồn đoán.

“Salvator Mundi” được cho là đang lưu giữ trong một hầm an toàn ở Geneva, Thụy Sĩ

Theo một số nguồn tin, hoàngtử Ả Rập Xê Út Bader bin Abdullah bin Mohammed bin Farhan al-Saud là ngươi đã mua bức tranh. Có tin đồn rằng bức tranh được treo trong một cung điện hoặc một du thuyền hoặc thậm chí nó có thể đã rơi xuống nước và biến mất.Nhưng BBC gần đây đưa tin rằng Bernard Haykel, một người bạn của hoàng tử và là một giáo sư tại Đại học Princeton, đã xác nhận rằng bức tranh phá vỡ kỷ lục này đang được lưu giữ an toàn tại thủ đô Geneva, Thụy Sĩ, chờ được trưng bày tại một bảo tàng chưa xây dựng ở Riyadh.

Haykel nói với BBC rằng hoàng tử có ý định biến Salvator Mundi thành một điểm đến nghệ thuật toàn cầu, giống như cách Mona Lisa đưa mọi người đến cả Bảo tàng Louvre và thành phố Paris.

Để đảm bảo bảo tàng này không chỉ là một ý tưởng vĩ đại, mà còn là một tổ chức đẳng cấp thế giới, Ả Rập Xê Út đã chiêu mộ một số chuyên gia nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn. Iwona Blazwick, cựu giám đốc Phòng trưng bày Whitechapel của London và Hartwig Fischer, cựu giám đốc Bảo tàng Anh, đã được tuyển dụng để chỉ đạo dự án đầy tham vọng này. Với những nhân vật lừng lẫy như vậy, Bảo tàng Louvre - Riyadh sẽ không chỉ là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, mà đây sẽ là nơi giao thoa giữa lịch sử nghệ thuật và các xu hướng tương lai.

Bảo tàng Louvre - Riyadh sẽ không chỉ là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, mà đây sẽ là nơi giao thoa giữa lịch sử nghệ thuật và các xu hướng tương lai.

Những tranh cãi về tác giả của bức tranh

Bức tranh Salvator Mundi được cho là do Leonardo da Vinci vẽ vào khoảng năm 1499-1510, miêu tả Chúa Jesus trong bộ trang phục màu xanh của thời kỳ phục hưng, với bàn tay trái cầm một quả cầu thủy tinh trong suốt.

Tuy nhiên, quãng đường mà tác phẩm đã trải qua đầy bí ẩn, với nhiều phần chưa rõ ràng, khiến các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác ai là tác giả của nó.

bao-tang-2-17248028812911035785221.jpg

Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch cho một dự án văn hóa đầy tham vọng, đó là xây dựng một bảo tàng nghệ thuật đẳng cấp thế giới tại Riyadh, theo mô hình của Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp

Bức tranh ban đầu được vua Louis XII của Pháp đặt mua, sau đó được sở hữu bởi vua Charles I của Anh. Khi được phát hiện lại vào năm 2005, trong trạng thái hư hỏng nặng và cần được phục hồi.

Hai nhà sưu tầm ở New York tìm thấy bức tranh. Họ trả 1.175 USD tại một cuộc đấu giá nghệ thuật ít tên tuổi ở New Orleans, sau đó nhờ nhà phục chế nghệ thuật nổi tiếng Dianne Modestini xem xét. Sau khi loại bỏ vết bẩn hàng trăm năm, họnhận ra đây có khả năng là tác phẩm được thực hiện bởi Leonardo da Vinci.

Kể từ đó, Salvator Mundi đã đổi chủ nhiều lần. Vào năm 2013, tỷ phú người Nga mua tác phẩm này với giá 127,5 triệu USD, trước khi được bán một lần nữa vào năm 2017 với giá kỷ lục.

Dù được một số chuyên gia hội họa uy tín lên tiếng xác nhận là tranh của Leonardo da Vinci để làm căn cứ cho cuộc đấu giá, nhưng cũng có một số chuyên gia hội họa nghi ngờ điều này, bởi thời gian trôi qua đã quá lâu, rất khó dựa vào những manh mối đã phai nhạt trên tranh để có thể xác định chắc chắn đây có phải tranh do đích thân da Vinci thực hiện hay không.

Cho đến năm 2021, Bảo tàng Prado ở Madrid, Tây Ban Nha mở cuộc triển lãm có tên Leonardo And The Copy Of The Mona Lisa (Leonardo và tranh chép về nàng Mona Lisa).Trong đó, bảo tàng này đã tuyên bố rằng Salvator Mundi không phải được vẽ bởi chính vị danh họa, mà chỉ được ông giám sát thực hiện mà thôi, còn họa sĩ vẽ tác phẩm chính là học trò tại xưởng vẽ của ông.

"Có những thời điểm Leonardo da Vinci cảm thấy khó có thể bắt tay vào thực hiện tác phẩm bởi ông là một người theo đuổi sự hoàn hảo, mà ông lại có quá nhiều đơn hàng, bên cạnh đó, da Vinci còn là một thiên tài đa lĩnh vực, cùng lúc ông quan tâm tới nhiều lĩnh vực, vì vậy, các học trò thường giúp ông thực hiện các đơn hàng" - trích tuyên bố của Bảo tàng Prado.

Nhiều ý tưởng vượt thời đại

Leonardo da Vinci (1452-1519) là 1 trong những nghệ sĩ, nhà khoa học và nhà tư duy vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông được biết đến với sự đa tài và sự đa dạng của tài năng sáng tạo.

Leonardo là một họa sĩ vĩ đại với những tác phẩm nghệ thuật kinh điển như Mona LisaThe Last Supper. Ông cũng là một nhà khoa học tài năng, với các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như vật lý, sinh học, cơ học. Leonardo cũng là một nhà phát minh xuất sắc, với nhiều ý tưởng tiên tiến, vượt thời đại, như máy bay, xe đạp, cùng nhiều thiết bị khác.

Tầm nhìn sáng tạo và sự tò mò không ngừng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật, khoa học và công nghệ hiện đại. Leonardo da Vinci được coi là biểu tượng của sự sáng tạo và tư duy tiên tiến trong lịch sử loài người.

Universal làm phim tiểu sử về Leonardo Da Vinci

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022