*Dưới đây là tâm sự của một nam sinh đại học đến từ Trung Quốc, đang nhận được nhiều sự chú ý trên nền tảng Baijiahao.

Hàng xóm tồi tệ nhất mà bạn từng gặp phải là người như thế nào?

Tôi tên là Lâm Chí Cường, năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên năm hai một trường đại học danh tiếng ở phía Nam. Chờ mãi mới đến nghỉ hè nên tôi nhanh chóng mua vé để về quê.

Dù sao cũng nửa năm rồi chưa về nên tôi cũng khá nhớ nhà. Mấy năm trước, bố mẹ tôi còn sinh cho tôi một em trai, năm nay mới 7 tuổi. Nói thật, tuy hai anh em cách nhau nhiều tuổi nhưng tôi thương và nhớ thằng bé ghê gớm.

Tôi mua một vài món đồ chơi và đồ ăn vặt cho em trai, cũng như một số đặc sản địa phương cho bố mẹ. Em tôi thấy anh trai về thì vui lắm. Bố mẹ cũng khen tôi lớn rồi, chu đáo và biết quan tâm đến mọi người rồi.

Mẹ tôi còn nói, nghỉ hè còn dài, cứ nghỉ ngơi ở nhà vài ngày trước đã, chờ mẹ cũng được nghỉ thì cả nhà đi du lịch một chuyến.

Quên chưa nói, mẹ tôi là giáo viên trung học, bố tôi thì mở công ty riêng. Tuy không phải quá giàu có nhưng điều kiện gia đình tôi cũng khá ổn. Dẫu vậy, tôi vẫn muốn tìm một việc gì đó để làm thêm dịp hè này, mấy năm nữa phải đi làm rồi, tôi nghĩ mình cần làm quen trước.

Đang lúc tôi còn đắn đo không biết làm gì thì hàng xóm của tôi bất ngờ tìm đến. Cô ấy nhờ tôi dạy kèm cậu con trai đang học lớp 10 của cô ấy. Dù sao tôi cũng là sinh viên đại học nổi tiếng, thành tích học tập từ bé đến lớn cũng luôn ở trong top đầu nên đề nghị của cô ấy cũng không phải quá khó hiểu. Chỉ là hàng xóm khen tôi không ngớt khiến tôi không khỏi xấu hổ.

Hàng xóm nói sẽ không để tôi làm việc không công, tôi dạy kèm con cô ấy trong 1 tháng, cô ấy sẽ trả tôi 3.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng). Tôi nghĩ đó là một con số không tệ, công việc cũng ổn áp nên đã đồng ý ngay.

Con trai hàng xóm của tôi là một cậu chàng hơi mũm mĩm, không thông minh cho lắm nhưng bù lại được cái chăm chỉ, cần cù. Tôi cũng rất tận tâm và cố gắng hết sức để dạy thằng bé.

Lúc đầu, tôi muốn thằng bé đến nhà tôi học nhưng em trai tôi đang ở độ tuổi hiếu động, nghịch ngợm, không thể ngồi yên một chỗ được. Vì vậy, sáng nào tôi cũng sang nhà nhóc mập để dạy kèm thằng bé. Mẹ thằng bé cũng rất nhiệt tình, bật điều hòa và còn chuẩn bị cả trái cây ăn nhẹ cho hai anh em.

11401287e24e32900329b1429441a6d6-17247553824861320596669-1724805562809-17248055629572121911691.jpeg

Ảnh minh họa

Cứ như vậy, một tháng trôi qua nhanh chóng, việc dạy kèm cho nhóc mập hàng xóm cũng kết thúc. Tôi còn ra một đề kiểm tra tổng kết đặc biệt cho thằng bé và kết quả là thằng bé đã làm rất tốt, cho thấy sự tiến bộ rõ ràng.

Đến lúc trả tiền dạy kèm cho tôi, mẹ của nhóc mập bất ngờ nói thẳng với tôi: "Lâm này, cháu trả tiền điều hòa cho cô trước đã nhé. Tháng này vì bật điều hòa cho cháu mà tiền điện nhà chị tăng hơn 500 tệ đấy!".

Tôi không khỏi choáng váng trước yêu cầu kỳ lạ của cô hàng xóm: "Ơ cô ơi, nhà cô bật điều hòa mà sao cháu lại phải trả tiền điện?".

"Nếu cháu không sang đây, nhà cô bật điều hòa làm gì?".

"Cô ơi, cháu sang để dạy con trai cô học mà. Chứ cháu có sang nhà cô để dùng chùa điều hòa đâu".

"Cô sẽ trả tiền dạy kèm cho cháu nhưng tiền điều hòa thì cháu phải trả",  mẹ nhóc mập kiên quyết.

"Cô ơi, cô thật sự vô lý đó! Cháu không trả tiền điều hòa cho nhà cô đâu",  tôi hơi tức giận.

"Được thôi, vậy cô trừ thẳng vào tiền dạy kèm của cháu. Đây, 2.500 tệ của cháu đây".

Tôi thực sự bị shock vì yêu cầu kỳ quặc của hàng xóm nhà mình. Nói thật, dù gọi là hàng xóm nhưng nhà họ ở tầng 3 còn gia đình tôi ở tầng 7. Bình thường gia đình hai bên không giao tiếp gì nhiều, chỉ biết mặt nhau mà thôi, không thân quen gì.

Tôi mới bắt đầu công việc đầu tiên trong đời và đã gặp ngay phải một "vị sếp thiếu lương tâm", nhận ra góc khuất trong tâm trí nhiều người, thôi thì coi như tôi bỏ ra 500 tệ để mua một bài học vậy.

Sau khi về nhà, tôi kể chuyện này với bố mẹ mình. Bố mẹ tôi khá thoáng, chỉ khuyên tôi cứ coi như đó là kinh nghiệm đầu đời. Nhưng tôi vẫn nghĩ hàng xóm của tôi thực sự rất tệ, tôi chưa từng gặp ai như vậy trước đây.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?

Nguồn: Baijiahao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022