0165THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849986.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7Dh9lhBAHAodjUizUpAOtw

Bộ sưu tập gồm 60 mẫu trang phục, mở ra vũ hội thời trang - nơi giao thoa của áo dài Le Mur, đờn ca tài tử và các chi tiết tác phẩm điện ảnh Công tử Bạc Liêu. Show diễn ra tối 28/11, chia làm ba phần, đưa 350 khán giả vào không gian nghệ thuật của Việt Nam những năm 1920, 1930.

Phim Công tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng dự kiến ra rạp ngày 6/12, lấy cảm hứng từ nhân vật Trần Trinh Huy ở miền Nam đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng bởi lối ăn chơi phóng túng, xa hoa.

Bộ sưu tập gồm 60 mẫu trang phục, mở ra vũ hội thời trang - nơi giao thoa của áo dài Le Mur, đờn ca tài tử và các chi tiết tác phẩm điện ảnh Công tử Bạc Liêu. Show diễn ra tối 28/11, chia làm ba phần, đưa 350 khán giả vào không gian nghệ thuật của Việt Nam những năm 1920, 1930.

Phim Công tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng dự kiến ra rạp ngày 6/12, lấy cảm hứng từ nhân vật Trần Trinh Huy ở miền Nam đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng bởi lối ăn chơi phóng túng, xa hoa.

show-ru-ho-xe-xu-xang-xe-cong-cua-thuy-nguyen-1732874079.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=p9xc0JmfoxEOJXaUy-5hzg
Show 'Ru hò xự xang xê cống' của Thủy Nguyễn

Show 'Ru hò xê xự xang xê cống' của Thủy Nguyễn. Video: Nhân vật cung cấp

thuy-nguyen-1-1732849981.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=S7tJbsu8EtUN76FSDBA_pw

Phần đầu, các người mẫu bước ra từ tấm màn nhung đỏ, trình diễn áo dài, tái hiện cảnh các tiểu thư nhộn nhịp đi xem hát thời xưa. Le Mur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẽ tại Hà Nội trong thập niên 1930. Phom áo truyền thống được lưu giữ nhưng phần cổ, tay được thêm thắt nhiều chi tiết, tạo cho người mặc cảm giác mới mẻ, tân thời.

Trong show, Thủy Nguyễn sử dụng bảng màu tươi sáng với tông nhẹ nhàng như vàng, xanh dương, tím, hồng, điểm xuyết đỏ bã trầu, xanh lá. Sắc nóng, lạnh trên tà áo mang đến sự đối lập nhưng vẫn giữ được vẻ hài hòa.

Phần đầu, các người mẫu bước ra từ tấm màn nhung đỏ, trình diễn áo dài, tái hiện cảnh các tiểu thư nhộn nhịp đi xem hát thời xưa. Le Mur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẽ tại Hà Nội trong thập niên 1930. Phom áo truyền thống được lưu giữ nhưng phần cổ, tay được thêm thắt nhiều chi tiết, tạo cho người mặc cảm giác mới mẻ, tân thời.

Trong show, Thủy Nguyễn sử dụng bảng màu tươi sáng với tông nhẹ nhàng như vàng, xanh dương, tím, hồng, điểm xuyết đỏ bã trầu, xanh lá. Sắc nóng, lạnh trên tà áo mang đến sự đối lập nhưng vẫn giữ được vẻ hài hòa.

thuy-nguyen-4-1732849979.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wPg5Ztb1XZZCb2m25WDM7g

Phần hai, áo được xử lý trên bảng màu đậm và chói, cắt cúp phá cách nhiều hơn. Màn trình diễn trên nền ca khúc chủ đạo Dạ cổ hoài lang được xem là điểm nhấn của bộ sưu tập lần này. Show giới thiệu áo xẻ tà đôi, khoét sâu mang dáng dấp cổ yếm hoặc đầm Tây, áo tứ thân biến tấu, áo cut-out. Trang phục phù hợp những dịp như lễ hội, Tết, tiệc tùng cuối năm.

Phần hai, áo được xử lý trên bảng màu đậm và chói, cắt cúp phá cách nhiều hơn. Màn trình diễn trên nền ca khúc chủ đạo Dạ cổ hoài lang được xem là điểm nhấn của bộ sưu tập lần này. Show giới thiệu áo xẻ tà đôi, khoét sâu mang dáng dấp cổ yếm hoặc đầm Tây, áo tứ thân biến tấu, áo cut-out. Trang phục phù hợp những dịp như lễ hội, Tết, tiệc tùng cuối năm.

thuy-nguyen-2-1732849980.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MLyVqf-3QTwzNOmswnyumQ

Kỹ thuật in được áp dụng với họa tiết nhỏ li ti, tạo hiệu ứng gọn gàng cho người mặc. Phần cách tân tập trung vào cổ tròn, tay bồng, nhuộm màu ombre. Thủy Nguyễn cho rằng những biến tấu này mang lại sự phá cách cho trang phục truyền thống, phù hợp với tinh thần hiện đại.

Kỹ thuật in được áp dụng với họa tiết nhỏ li ti, tạo hiệu ứng gọn gàng cho người mặc. Phần cách tân tập trung vào cổ tròn, tay bồng, nhuộm màu ombre. Thủy Nguyễn cho rằng những biến tấu này mang lại sự phá cách cho trang phục truyền thống, phù hợp với tinh thần hiện đại.

0205THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849984.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VCX66POyrHy1wRSVTXIh8g

Á hậu Quỳnh Anh mở màn phần ba trong trang phục lấy cảm hứng từ nghệ thuật cải lương và tuồng cổ. 18 mẫu thiết kế được xử lý trên nền cotton, voan, kết hợp kỹ thuật dập ly, đính kết cườm đá, khảm xà cừ tạo hiệu ứng bắt sáng.

Á hậu Quỳnh Anh mở màn phần ba trong trang phục lấy cảm hứng từ nghệ thuật cải lương và tuồng cổ. 18 mẫu thiết kế được xử lý trên nền cotton, voan, kết hợp kỹ thuật dập ly, đính kết cườm đá, khảm xà cừ tạo hiệu ứng bắt sáng.

0212THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849984.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ntTn3Kv3WtA83RLmNXL20w

Những chiếc áo rộng với cấu trúc bất đối xứng được phối mão hay bờm cài tóc.

Những chiếc áo rộng với cấu trúc bất đối xứng được phối mão hay bờm cài tóc.

thuy-nguyen-3-1732849980.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IOnWFyTUvyO4Ywb3ZaD70A

Hoa văn cách điệu mang hơi thở dân gian được xử lý thêu hoặc in trên tà áo. Trang phục không sử dụng quần ống rộng truyền thống, thay thế bằng quần ống loe lụa organza với các đường gân sọc dọc, giúp người mặc thon thả.

Hoa văn cách điệu mang hơi thở dân gian được xử lý thêu hoặc in trên tà áo. Trang phục không sử dụng quần ống rộng truyền thống, thay thế bằng quần ống loe lụa organza với các đường gân sọc dọc, giúp người mặc thon thả.

0218THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849983.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jN3Uj-8JLEwPyP05ApNHiw

Hoa hậu Thanh Thủy kết show trong bộ áo có cầu vai cao.

Hoa hậu Thanh Thủy kết show trong bộ áo có cầu vai cao.

0224THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849982.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3HgLJKtl5kfZZyEtO4nKPg

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn (giữa) bên các nàng thơ của bộ sưu tập gồm Lệ Hằng, Thiên Ân, Thanh Thủy và Quỳnh Anh (từ trái sang).

Thủy Nguyễn 43 tuổi, quê Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Nghệ thuật và Kiến trúc Quốc gia Kiev, Ukraine. Tạp chí Forbes vinh danh cô là một trong "50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019". Ngoài thiết kế thời trang, cô là họa sĩ với một số triển lãm trong và ngoài nước.

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn (giữa) bên các nàng thơ của bộ sưu tập gồm Lệ Hằng, Thiên Ân, Thanh Thủy và Quỳnh Anh (từ trái sang).

Thủy Nguyễn 43 tuổi, quê Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Nghệ thuật và Kiến trúc Quốc gia Kiev, Ukraine. Tạp chí Forbes vinh danh cô là một trong "50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019". Ngoài thiết kế thời trang, cô là họa sĩ với một số triển lãm trong và ngoài nước.

0180THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849985.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hUByh3oVy5t-Mkwfj9HgmA

Show còn gây ấn tượng với sân khấu tái hiện hí trường Nam Kin - bối cảnh trong phim Công tử Bạc Liêu, nơi nhân vật chính thường lui tới trong những buổi trà dư tửu hậu. Đạo diễn Long Kan cho biết anh mất sáu tháng lên ý tưởng và triển khai, dàn dựng trong ba ngày.

"Khó nhất là làm sao tạo nên một nhà hát sống động như thật trong khán phòng. Do đó, êkíp đã xử lý bằng hiệu ứng visual 3D để tạo chiều sâu không gian, sử dụng các màu sắc ăn ý với họa tiết trên trang phục", anh nói. Ánh sáng sắp đặt với những mảng sáng, tối đối lập, tạo không khí hoài cổ và đậm chất tự sự.

Show còn gây ấn tượng với sân khấu tái hiện hí trường Nam Kin - bối cảnh trong phim Công tử Bạc Liêu, nơi nhân vật chính thường lui tới trong những buổi trà dư tửu hậu. Đạo diễn Long Kan cho biết anh mất sáu tháng lên ý tưởng và triển khai, dàn dựng trong ba ngày.

"Khó nhất là làm sao tạo nên một nhà hát sống động như thật trong khán phòng. Do đó, êkíp đã xử lý bằng hiệu ứng visual 3D để tạo chiều sâu không gian, sử dụng các màu sắc ăn ý với họa tiết trên trang phục", anh nói. Ánh sáng sắp đặt với những mảng sáng, tối đối lập, tạo không khí hoài cổ và đậm chất tự sự.

0134THUY-DESIGN-HOUSE-24-1732849986.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ta8wlvxqJNM-1XnqW2WioQ

Nếu phần đầu, sân khấu là màn nhung đỏ, đèm chùm pha lê, tới phần hai và cuối, phông nền chuyển sang hình ảnh mái đình với điểm nhấn là ba bộ đèn Tứ phủ. Không gian gợi nhớ hình ảnh từng đoàn người đốt đuốc chong đèn theo chân đoàn hát để nghe ru hò xự xang xê cống. Khép lại chương trình, hệ đèn lồng dần được hạ xuống nơi trung tâm sân khấu, trở thành điểm nhấn cho phần kết.

Hò xự xang xê cống còn gọi là ngũ cung, là cách gọi những nốt nhạc trên khuông nhạc của người Việt xưa.

Nếu phần đầu, sân khấu là màn nhung đỏ, đèm chùm pha lê, tới phần hai và cuối, phông nền chuyển sang hình ảnh mái đình với điểm nhấn là ba bộ đèn Tứ phủ. Không gian gợi nhớ hình ảnh từng đoàn người đốt đuốc chong đèn theo chân đoàn hát để nghe ru hò xự xang xê cống. Khép lại chương trình, hệ đèn lồng dần được hạ xuống nơi trung tâm sân khấu, trở thành điểm nhấn cho phần kết.

Hò xự xang xê cống còn gọi là ngũ cung, là cách gọi những nốt nhạc trên khuông nhạc của người Việt xưa.

Ý Ly Ảnh: Kiếng Cận Team

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022