Bệnh nhân đau âm ỉ vùng thượng vị và mạn sườn trái, ợ hơi, ợ chua. Khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, kết quả nội soi thực quản phát hiện có tổn thương trắng ngà, bơm rửa không sạch. Xét nghiệm vi nấm soi tươi, kết quả dương tính với vi nấm, chẩn đoán nhiễm nấm thực quản.

Ngày 6/8, bác sĩ Phạm Thị Quế, Chuyên khoa Tiêu hóa, cho biết bệnh nhân tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng xâm nhập.

Bệnh nhân phải dùng thuốc trị nấm, sau một tháng các tổn thương biến mất, niêm mạc thực quản hoàn toàn nhẵn và hồng hào.

"Đây là bài học cảnh tỉnh, mọi người không nên tự ý dùng kháng sinh bừa bãi và chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ", ông Quế nói.

1-2705-1691295346.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=H1XCtX3kBNlwJQeBcKcSnQ

Hình ảnh nội soi thực quản của bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Nấm thực quản do vi khuẩn nấm xâm nhập, phát triển và làm tổn thương thực quản. Hầu hết trường hợp mắc do nấm họ Candida gây ra. Triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ người nào, thường xảy ra ở nhóm bị suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, mắc tiểu đường, suy tuyến thượng thận... Người thường xuyên dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc có chứa corticoid khiến khả năng tự miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi.

Theo bác sĩ Quế, nấm thực quản là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trường hợp không được phát hiện và xử trí sớm, vi nấm có thể lan sang các cơ quan xung quanh. Hai phương pháp giúp phát hiện nấm thực quản hữu hiệu nhất hiện nay là nội soi và xét nghiệm.

Lê Nga

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022