‏Theo một báo cáo dữ liệu quốc gia về lão hóa của Trung Quốc năm 2020, những người ở độ tuổi 60-65 tuổi vẫn khỏe mạnh, ít mắc bệnh mãn tính đều có 1 điểm chung, đó là yêu thể thao, tập luyện thể dục thường xuyên.

Tuy nhiên việc lựa chọn các bài tập cho người cao tuổi cũng cần lưu ý để tránh chấn thương. Các nhà khoa học đã tìm ra các bộ môn phù hợp với người sau 60 tuổi, vừa tăng cường sức khỏe lại có tác dụng kéo dài tuổi thọ.‏

Đi bộ từ 6.000 bước‏

‏Nhiều người lầm tưởng rằng phải đi bộ 10.000 bước mỗi ngày mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, nghiên cứu từ Đại học Massachusetts tại Amherst (Mỹ) cho thấy mọi người chỉ cần đi bộ từ 6.000 đến 8.000 bước mỗi ngày là có thể giảm 54% nguy cơ tử vong sớm ở người trên 60 tuổi.

e9e1fd85-istock-1169439855-11-1727278730383-17272787326631754951790.jpg

‏Các nhà khoa học đã đánh giá dữ liệu từ 15 nghiên cứu để xem xét việc đi bộ ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ của gần 50.000 người trên khắp 4 châu lục. Nghiên cứu lưu ý rằng đi bộ hơn 8.000 bước mỗi ngày thực sự không mang lại bất kỳ lợi ích nào so với việc đi ít hơn. Tác giả nghiên cứu cho rằng con số 10.000 bước mỗi ngày không dựa trên bất kỳ thực tế khoa học nào và ban đầu được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo bán máy đếm bước chân của Nhật Bản năm 1964.

  • canh-mua-thu-17270754623321217498291-0-0-641-1025-crop-17270754709122117460979-1727085963395-1727085965873288950193-0-0-477-764-crop-1727086023469875084795.jpg

    Mùa thu uống 5 loại canh sẽ "không cần bác sĩ kê thuốc"

‏Một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Network Open năm 2021 cũng cho thấy đi bộ ít nhất 7.000 bước mỗi ngày giúp giảm 72% nguy cơ tử vong sớm ở người trung niên. Với những người trên 60 tuổi, đi bộ là hoạt động ít rủi ro và dễ dàng thực hiện, giúp duy trì sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp và tốt cho xương khớp nếu đi với cường độ vừa đủ. Đồng thời bài tập này được chứng minh hỗ trợ hạ huyết áp, giảm nguy cơ ung thư, góp phần kéo dài tuổi thọ.‏

‏Sau 60 tuổi, điều cần lưu ý khi đi bộ chính là duy trì tư thế đúng, lựa chọn không gian tập có không khí trong lành, an toàn và tập vào thời điểm không quá sớm hoặc quá muộn, nhiệt độ vừa phải.‏‏

Bơi lội

depositphotos619050096-stock-photo-two-seniors-mature-caucasia-people-1727278734302-17272787345722038602250.jpg

‏Nghiên cứu của ĐH Sydney (Úc) cũng cho thấy bơi lội giúp giảm 28% nguy cơ tử vong sớm ở những người thuộc độ tuổi trung niên.

‏‏Trong một nghiên cứu của ĐH Nam Carolina (Mỹ) với hơn 40.000 nam giới từ 20 - 90 tuổi trong vòng 32 năm đã chỉ ra những người thường xuyên bơi lội có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 50% so với những người đi bộ hoặc chạy bộ.

‏Môn thể thao này giúp tăng cường cơ bắp, giúp phổi khỏe đồng thời giảm căng thẳng. Bơi lội có lợi cho tâm trạng và tinh thần, giảm triệu chứng thoái hóa cột sống, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật đồng thời cải thiện giấc ngủ.

Bơi lội trong thời gian dài giúp cơ tim khỏe mạnh hơn, có thể bơm máu và oxy hiệu quả hơn đến tất cả các tế bào trong cơ thể, hạ huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Một số nghiên cứu cho thấy bơi lội có liên quan đến việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp và các dấu hiệu khác của sức khỏe tim mạch.

Cầu lông

health-gettyimages-1369805081-8814cbaa0961450d83e0a4eaed405a35-1727278735340-17272787355571270775995.jpg

‏Một nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc) dựa trên khảo sát sức khỏe của những người có độ tuổi trung bình là 51 cho thấy chơi các môn thể thao dùng vợt như cầu lông, tennis,... giúp giảm 47% nguy cơ tử vong so với việc không tập. Các nhà khoa học đánh giá bộ môn dùng vợt giúp toàn bộ cơ thể vận động, thay vì chỉ tác động lên tim, phổi và chân như khi chạy bộ.‏‏

‏Báo cáo của Mayo Clinic liên quan đến dữ liệu từ Nghiên cứu Tim mạch Thành phố Copenhagen, theo dõi 8.500 người trong 25 năm kết luận người chơi cầu lông có tuổi thọ trung bình cao hơn 6,2 năm so với người cùng lứa tuổi ít vận động. Cầu lông xếp thứ 2 trong số các môn thể thao giúp mọi người sống lâu và khỏe hơn, chỉ sau quần vợt (9,7 năm).‏

Cầu lông còn giúp người sau 60 tuổi cải thiện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp tay chân linh hoạt, rèn phản xạ nhanh, tăng cường hoạt động của cả trí não và cơ thể, tốt cho trí não và cả xương khớp. Bài tập này không mất quá nhiều năng lượng, có thể tập hàng ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022