Đột quỵ ngày nay luôn là mối lo thường trực của những người cao tuổi, nhất là những người cao tuổi có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường... Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn cho bản thân và người cao tuổi trong gia đình từ sớm để phòng tránh nguy cơ đột quỵ là điều vô cùng cần thiết.

Theo trang Health China (kênh thông tin về sức khỏe trực thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc), bác sĩ Trương đã đưa ra những ví dụ về trường hợp bệnh nhân cao tuổi và đề xuất các cách rèn luyện sức khỏe để phòng tránh đột quỵ khi tuổi càng cao.

image2022122917073051672308270906-17249891778241495166996-1725072637812-1725072638025462914260.png

(Ảnh minh họa)

Trong bệnh viện, cuộc chạy đua giữa bệnh tật và thời gian diễn ra từng ngày. Và trong cuộc chiến thầm lặng này, bác sĩ Trương cũng cũng chứng kiến được những sự kiên trì và kỳ diệu của cuộc sống. Ví dụ như một cụ ông họ Lý, tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn tràn đầy nghị lực và bước đi nhanh nhẹn.

Trong một lần tình cờ khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ Trương phát hiện ra tình trạng tim mạch của bệnh nhân này tốt hơn hầu hết những người trẻ tuổi và nguy cơ đột quỵ gần như bằng không. Điều bất ngờ này đã thúc đẩy bác sĩ khám phá bí mật đằng sau, và câu trả lời thực sự ẩn giấu trong nếp sống sinh hoạt hằng ngày của người đàn ông lớn tuổi ấy. 

Đây là 4 thói quen tốt đã trở thành lá chắn giúp ông Lý chống lại đột quỵ:

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Ông Lý luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe, vì vậy các món ăn hàng ngày của ông luôn được chọn lựa kỹ càng, đa dạng về màu sắc, chứa nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và lượng thịt thích hợp để đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau. Việc chú trọng đến dinh dưỡng sẽ góp phần giúp ông tăng sức đề kháng và khỏe mạnh.

2. Chăm tập thể dục:

Dù là chạy bộ vào buổi sáng hay tập Thái Cực Quyền vào lúc hoàng hôn, tập thể dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của ông Lý. Thói quen tốt này không chỉ giúp cơ thể ông khỏe mạnh mà còn khiến tâm hồn thư thái, điềm tĩnh hơn khi đối mặt với những thay đổi trong cuộc đời ở tuổi xế chiều.

mens-health-4x3-1-17249923430451328551884-1725072638594-17250726387191501793936.jpg

(Ảnh minh họa)

3. Bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu

Ông Lý hiểu rõ tác hại của thuốc lá, rượu, nhất là với người cao tuổi. Vì vậy ông chọn từ bỏ hoàn toàn những chất kích thích này khi tuổi tác ngày càng tăng. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giữ bản thân tránh xa những tác nhân độc hại cũng là một cách bảo vệ sức khỏe, tránh xa bệnh tật và tăng tuổi thọ.

4. Giữ tinh thần lạc quan, tích cực

Điều chỉnh tâm trạng, duy trì sự bình yên trong tâm hồn thông qua việc đọc sách, âm nhạc và kết nối với mọi người cũng là một cách mà ông Lý áp dụng. Dù thế giới bên ngoài có ồn ào đến đâu, ông vẫn có thể duy trì được sự thỏa mái và nhẹ nhàng từ bên trong.

Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt, không quan trọng này của cuộc sống thực ra lại là nền tảng của một cuộc sống lành mạnh. Lối sống tích cực và khoa học giúp ông Lý có một trái tim khỏe, sức đề kháng cao và giảm nguy cơ đột quỵ một cách hiệu quả.

360f633824975t9whpxhmuoadg4xobmllqmunaieooadu-1725004321101865123744-1725072639274-1725072639550825754584.jpg

(Ảnh minh họa)

Là một bệnh lý bất ngờ nên chúng ta không thể coi thường tác hại của đột quỵ. Bác sĩ Trương nhấn mạnh, nó gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người cao tuổi, nhưng bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt, nguy cơ này có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Ngoài ra, các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ như tê mặt, yếu chân tay, nói ngọng cũng cần được chú ý quan tâm và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn cũng cần chú ý: Kiểm soát huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì cân nặng hợp lý và khám sức khỏe định kỳ. Đây đều là những phương pháp hiệu quả để duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh tật.

(Theo health.china.com)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022