Trong nhiều năm, các nhà khoa học tin rằng lão hóa là một quá trình chậm và ổn định. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging đã vẽ nên một bức tranh khác. Nghiên cứu cho thấy quá trình lão hóa của chúng ta tăng tốc tại hai điểm cụ thể: giữa độ tuổi 40 và 60. "Chúng ta không chỉ thay đổi dần dần theo thời gian mà chúng ta có những thay đổi thực sự đáng kể," theo Michael Snyder, giáo sư di truyền học tại trường đại học y Stanford và tác giả chính của nghiên cứu. Những thay đổi này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh, từ cách cơ thể xử lý rượu và caffeine đến khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tim mạch.

Giai đoạn lão hóa nhanh

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã quan sát một cách chi tiết 135.000 phân tử và vi khuẩn khác nhau ở 108 người tham gia trong suốt vài năm. Kết quả cho thấy khoảng 81% các dấu hiệu sinh học không thay đổi dần dần như vẫn thường được nghĩ. Thay vào đó, chúng cho thấy mức tăng hoặc giảm đáng kể ở một số nhóm tuổi nhất định, tập trung vào hai giai đoạn quan trọng giữa độ tuổi 40 và đầu 60.

avatar1724767015143-1724767026313624028333.png

Nghiên cứu mới giải thích tại sao nguy cơ bệnh tật tăng cao ở một số độ tuổi nhất định

Phát hiện này có thể giải thích lý do tại sao nguy cơ mắc một số bệnh dường như tăng lên ở những độ tuổi cụ thể. Ví dụ nghiên cứu cho thấy các phân tử liên quan đến bệnh tim mạch có những thay đổi đáng kể ở cả hai điểm tuổi quan trọng: giữa những năm 40 và đầu 60. Điều này gợi ý rằng nền tảng cho các vấn đề về tim có thể được đặt ra từ lâu trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Điều đáng chú ý là những thay đổi này không chỉ giới hạn ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Khi các nhà nghiên cứu xem xét riêng đàn ông, họ phát hiện ra những thay đổi tương tự cũng xảy ra ở độ tuổi giữa 40, cho thấy rằng ngoài sự thay đổi nội tiết tố, còn có các yếu tố sinh học khác đóng vai trò quan trọng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022