Chiều 27/9, ba ngư dân lặn ở vùng biển cách đảo Sinh Tồn Đông (huyện đảo Trường Sa) 5 hải lý, khi lên mặt nước có hiện tượng mệt, chóng mặt, đau tai, ngực, bụng, chân. Các thuyền viên trên tàu chăm sóc họ nhưng tình trạng không chuyển biến.

Sinh-To-n-Do-ng-4791-1727412034.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QJdVu-pcRVUawTSmDuxLFg

Ba ngư dân bị giảm áp khi lặn sâu tại vùng biển Trường Sa được điều trị kịp thời. Ảnh: Hoàng Thảo

Họ được đưa vào bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, cấp cứu sau đó gần ba tiếng đồng hồ.

Thời điểm này các bệnh nhân tiếp xúc được, hai phổi rì rào, phế nang êm, tứ chi vận động được; tần số thở 20 lần mỗi phút; đau tai, ngực, bụng, hai chân, chóng mặt. Bác sĩ chẩn đoán họ bị giảm áp do lặn sâu.

ba-ngu-dan-bi-giam-ap-khi-lan-sau-o-vung-bien-truong-sa-1727411851.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vsZ_Z3tLKyA9itHi9Moalw
Ba ngư dân bị giảm áp khi lặn sâu ở vùng biển Trường Sa

Các bác sĩ tại bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông điều trị cho bệnh nhân bị giảm áp. Video: Hoàng Thảo

Các bác sĩ cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch, dùng thuốc theo phác đồ. Sau một giờ cấp cứu, hầu hết bệnh nhân còn mệt và đau một số bộ phận trên cơ thể.

Hiện các bệnh nhân được theo dõi sát sức khỏe. Các y bác sĩ bệnh xá đã xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của quân y tuyến trên để có hướng điều trị tiếp theo.

Khoa học ghi nhận càng lặn sâu và càng lâu thì áp suất nước tác động lên con người càng lớn. Khí ôxy trong quá trình tuần hoàn của cơ thể tiêu hao hết, còn lại khí nitơ dễ tan vào máu, mô, chất béo. Khi người lặn nổi lên nhanh, áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị giãn nở nhanh tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu hoặc ép vào các cơ quan trong cơ thể sinh ra "bệnh do giảm áp".

Bùi Toàn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022