Bác sĩ chuyên khoa thận Jiang Shoushan (Trung Quốc) chia sẻ, một phụ nữ ở độ tuổi 40 mắc bệnh tiểu đường nhiều năm. Trong một lần khám sức khỏe định kỳ, cô được phát hiện mắc bệnh protein niệu. Cô lo lắng chức năng thận của mình sẽ suy giảm và phải chạy thận suốt đời như những người thân trong gia đình mình. May mắn là sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ thay đổi trong chế độ ăn uống, 8 năm nay sức khỏe thận của cô vẫn rất tốt, bệnh tiểu đường được khống chế hiệu quả.

Bác sĩ Jiang Shoushan đã chỉ ra trong chương trình "Sống khỏe và tốt đẹp" rằng một nửa số bệnh nhân ở khoa thận là do bệnh tiểu đường. Người phụ nữ nói trên có cha mẹ và chị gái đều mắc bệnh tiểu đường, đang chạy thận nhân tạo. Còn cô cũng đang điều trị ngoại trú tại phòng khám của bác sĩ Jiang vì bệnh tiểu đường. Sau khi được theo dõi, trong một lần khám định kỳ, cô được phát hiện có microalbumin niệu.

  • Ăn cá giúp phụ nữ kéo dài thanh xuân, trì hoãn lão hóa: Loại nào tốt, loại nào nên tránh?Đọc ngay

Bác sĩ Jiang cho biết, theo dữ liệu trước đó, một khi bệnh nhân tiểu đường phát triển microalbumin niệu, 5 năm sau hầu hết họ sẽ phải chạy thận nhân tạo do suy thận. Người phụ nữ nói trên rất lo lắng rằng mình sẽ "bước vào vết xe đổ" của người nhà nên vội vàng hỏi bác sĩ nên làm gì?

Bác sĩ Jiang cho biết ông đã yêu cầu người phụ nữ ăn cá hàng ngày, giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ (không nhất thiết ăn mỗi ngày thịt đỏ), ngoài thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện có thì cũng sử dụng thêm một số phương pháp điều trị bằng thuốc khác.

khong-co-tieu-de-1048-1729698321391-17296983217671914292330.jpg

Chỉ với sự thay đổi nhỏ này, ba tháng sau, bệnh microalbumin niệu của người phụ nữ đã biến mất, 8 năm nay cô chưa bao giờ bị suy thận, và cũng thoát khỏi thảm cảnh chạy thận suốt đời như người thân của mình.

Bác sĩ Jiang chỉ ra rằng ăn cá đối với bệnh nhân tiểu đường có thể giúp bảo vệ thận. Năm 2003, Tạp chí Chăm sóc Bệnh tiểu đường (Hoa Kỳ) đã công bố một nghiên cứu trong đó bệnh nhân tiểu đường được chia thành hai nhóm, một nhóm ăn cá và nhóm còn lại không ăn cá. Kết quả cho thấy nhóm ăn cá chỉ có 25% bệnh nhân phát triển protein niệu, điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Lợi ích sức khỏe của cá

Theo trang WebMD, cá là nguồn thực phẩm bị nhiều người bỏ qua. Có hàng chục loại cá, với nhiều hương vị và cách chế biến khác nhau phù hợp với mọi khẩu vị. Ăn cá là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho việc ăn thịt đỏ, có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe - từ sức khỏe tim mạch đến cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

Các vitamin, khoáng chất và axit béo trong cá có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Vitamin B12 có trong cá rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, tái tạo DNA và chức năng thần kinh. Tiêu thụ đủ vitamin B12 có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí và bệnh tim thấp hơn. Thiếu vitamin B12 cũng liên quan đến các vấn đề như mệt mỏi mãn tính và thiếu máu.

dsad-1048-1729698322367-17296983224801647413955.jpg

Các lợi ích sức khỏe khác của cá bao gồm:

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Các nghiên cứu cho thấy ăn cá thường xuyên có thể làm giảm huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, như suy tim sung huyết, bệnh tim mạch vành và đột tử do tim. Nó cũng có thể ngăn ngừa các tình trạng liên quan, như đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

- Cải thiện sức khỏe não bộ: Cá chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 rất cần thiết cho chức năng não khỏe mạnh. Ăn nhiều cá có thể giúp chống lại chứng trầm cảm và ADHD, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ sau này.

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn: Axit béo Omega-3 và vitamin D hỗ trợ chức năng thích hợp của hệ thống miễn dịch và phản ứng viêm trong cơ thể chúng ta. Một nghiên cứu năm 2021 phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng này, dù từ cá hay từ thực phẩm bổ sung, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh vẩy nến, bệnh viêm ruột, tiểu đường loại 1 và bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, cá còn mang lại lợi ích cải thiện chất lượng giấc ngủ, duy trì thị lực tuổi già...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022