Mira Lin, sinh năm 1975, là ca sĩ - diễn viên người Đài Loan. Sau khi lập gia đình, cô gần như rút lui khỏi làng giải trí để tập trung chăm sóc chồng con và kinh doanh. Như hầu hết phụ nữ trên thế giới, Mira cho biết sau khi sinh con, cô vật lộn với cơ thể ục ịch, nặng nề. Ca sĩ cho biết cô nuôi con bằng sữa mẹ nên vòng một tăng kích thước và chảy xệ khiến cơ thể trông càng to lớn, nặng nề. Từ kinh nghiệm bản thân, Mira khuyên các mẹ bỉm sữa nên chú trọng việc chọn áo ngực phù hợp để hạn chế tình trạng chảy xệ, giữ phom dáng ngực ít biến đổi sau sinh nở.

mira-nisalin-1729262829-348163-7586-2306-1733034166.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q5PnlvbZbguTNsf16ACT5g

Ca sĩ, diễn viên Mira Lin

Cô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì cơ sàn chậu sau sinh. Bản thân Mira đã áp dụng bài tập nhảy dây khi thể lực phục hồi sau sinh, vừa giúp lấy lại vóc dáng gọn gàng, vừa cải thiện cơ sàn chậu.

Vùng sàn chậu do ba hệ thống gồm hệ niệu dưới (niệu đạo, bàng quang), hệ sinh dục (tử cung, âm đạo), và hệ tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn) cấu tạo nên. Vùng sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống thần kinh, mạch máu, hình thành từ nhiều khối cân cơ đan xen nhau. Khối cân cơ này bám chắc vào thành bụng, xương mu, xương chậu hông, cột sống thắt lưng, xương chậu cùng cụt. Sàn chậu có chức năng giữ cho cơ quan như tử cung, bàng quang, trực tràng, ruột non... nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, chạy nhảy. Phụ nữ sinh nở nhiều lần, thừa cân hoặc béo phì, làm việc nặng, hoặc từng phẫu thuật vùng chậu... có nguy cơ rối loạn chức năng sàn chậu. Lúc này, một hoặc nhiều cơ quan ở vùng chậu bị tụt ra khỏi vị trí bình thường do tổn thương, suy yếu của các cấu trúc cân cơ, dây chằng nâng đỡ sàn chậu.

Khi nhảy dây, các cơ sàn chậu sẽ co bóp một cách tự nhiên, không chỉ giúp tăng cường kiểm soát của niệu đạo mà còn cải thiện khả năng chịu áp lực của bàng quang, từ đó cải thiện tình trạng són tiểu thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

mira-nisalin-1685894274-311782-9639-9865-1733034167.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sP-lcEtWcXSyhOVPzXIGOQ

Mira thú nhận lúc đầu mới tập nhảy dây cô chỉ thực hiện được khoảng 10 cái nhưng dần dần nâng lên được 300 cái mỗi ngày.

Bên cạnh lợi ích cải thiện cơ sàn chậu, nhảy dây còn là bài tập toàn thân dễ thực hiện, có thể tập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào đồng thời là một trong những dạng tập luyện ít tốn kém chi phí. Nhảy dây thường xuyên có thể cải thiện hiệu quả chức năng tim phổi và tăng cường sức bền của tim. Bài tập này cũng có tác dụng đốt cháy calo nhanh chóng, giúp giảm mỡ, giảm cân. Ngoài ra, nhảy dây còn có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện khả năng phối hợp và giữ thăng bằng. Khi mới nhảy dây, Mira cho biết cô chỉ nhảy được khoảng 10 cái mỗi lần, kiên trì hàng ngày giúp cô nâng lên mức 300 cái trong ngày, thể lực cũng như vóc dáng có sự cải thiện rõ rệt.

Dù nhảy dây là bài tập đơn giản nhưng có một số điều bạn cần chú ý để tránh chấn thương khi thực hiện. Đầu tiên, hãy chọn một đôi giày thể thao có khả năng giảm chấn tốt để bảo vệ mắt cá chân và đầu gối. Tiếp đó, nên hình thành thói quen khởi động trước khi nhảy dây để ngăn ngừa căng cơ, hạn chế chấn thương. Nếu bạn là người mới bắt đầu, nên tập với thời gian ngắn và tăng dần thời lượng cũng như cường độ nhảy dây.

RFAC-JUMPBR-28-media-07-5654-1733034167.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=m6xHGP_HrwUbw7FdV1m_5Q

Trung bình bạn sẽ đốt cháy khoảng 150 calo chỉ sau 15 phút nhảy dây, lượng calo tiêu hao này tương đương với một giờ đi bộ chậm.

Khi nhảy, hãy chỉnh độ dài dây phù hợp với chiều cao, sao cho khi cầm hai đầu dây nhảy ở vị trí cao hơn hông một chút mà phần giữa của sợi dây vẫn chạm đất. Bắt đầu nhảy ở tư thế đứng thoải mái, đặt hai tay ở thắt lưng và xoay cổ tay để dây xoay trơn tru. Khi nhảy, bàn chân hơi nhấc lên khỏi mặt đất, không cần bật nhảy quá cao. Khi tiếp đất, các ngón chân chạm đất trước và đầu gối hơi cong để giảm lực tác động, tránh đau khớp gối cũng như đau lòng bàn chân.

Duk Sun (Theo Woman)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022