Mỗi năm kể từ đại dịch, thế giới việc làm đã thay đổi đáng kể, từ làm việc từ xa đến định nghĩa "lazy girl jobs" (việc làm cho những cô gái lười), "quiet-quitting" (nghỉ việc thầm lặng) của gen Z trên TikTok hay các xu hướng toàn cầu được đề cập trên các trang tin tức và phương tiện truyền thông như Đại khủng hoảng việc làm (The Great Resignation), Cuộc tái cân bằng kinh tế vĩ đại (The Great Rebalancing).

Dưới đây là bốn xu hướng chính đang nhanh chóng "xâm chiếm" môi trường làm việc trong năm nay:

Gen Z "định hình" tương lai

Gen Z, thế hệ đang phát triển nhanh chóng, được dự đoán sẽ chiếm 23% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2024. Nhóm này chứng kiến cha mẹ đối mặt với những biến cố của thị trường, tự mình trải qua những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử và hậu quả của đại dịch. Theo đó, gen Z luôn có nhiều ý tưởng và sáng tạo để tạo ra sự khác biệt hữu hình tại nơi làm việc và văn hóa doanh nghiệp của trong tương lai.

Những bạn trẻ sinh năm 1997-2012 hiểu biết về công nghệ hơn những đồng nghiệp lớn tuổi, do trưởng thành vào thời điểm các nền tảng truyền thông xã hội và điện thoại thông minh thịnh hành và có suy nghĩ cởi mở hơn với việc sử dụng các công cụ AI, cũng như các công nghệ khác để thăng tiến, tạo dựng tên tuổi trong kinh doanh.

pexels-cottonbro-5082581-17250-2896-3894-1725010826.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f6v3W2bdrsUFfYgLQ8gWWQ

Gen Z sử dụng công nghệ, các nền tảng mạng xã hội... để phát triển sự nghiệp. Ảnh minh họa: Pexels

Theo đó, gen Z thường ủng hộ các xu hướng như nền kinh tế gig (gig economy, nơi mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời); nghề tay trái và nắm giữ nhiều công việc cùng một lúc... để nỗ lực chống lại cái nghèo, bất ổn tài chính và chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát.

Như vậy, người lao động thuộc thế hệ trước như Millennials, Gen X và Baby Boomers cần chuẩn bị cho làn sóng tài năng trẻ này và cởi mở với bộ kỹ năng sáng tạo của gen Z, đồng thời, đào tạo và phát triển để hiệu quả hơn, giảm khoảng cách kỹ năng mềm trong lực lượng lao động.

Song song, các bạn trẻ có thể chủ động tìm cách trau dồi kỹ năng mềm qua việc tự học, tham gia đào tạo và phát triển khả năng lãnh đạo, tìm kiếm sự cố vấn của các thế hệ đi trước.

GenAI

Con người hiện nay không thể không chú ý đến tác động của AI, đặc biệt là AI tạo sinh (GenAI), trong thế giới việc làm. Theo khảo sát lại công việc được phát hành gần đây của tổ chức tài chính EY vào cuối năm 2023, GenAI dự kiến sẽ có tác động lớn đến thị trường lao động, con đường sự nghiệp, học tập và thực tế công việc. "Các công việc liên quan đến chuyên gia AI và máy học dự kiến tăng vọt trong năm năm tới, nhân viên và người sử dụng lao động cũng kỳ vọng và đầu tư xung quanh công nghệ", báo cáo chỉ ra.

DSC03419-JPG-3254-1725010826.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XQMVWx042-5EHAmeOyhBGA

Một số ứng dụng AI tạo sinh hiển thị trên smartphone. Ảnh: Bảo Lâm

GenAI dường như đang chạm đến hầu hết mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong công nghệ, mà còn trong việc thay thế con người và tăng cường quy trình cho những ngành khác. Ví dụ, chỉ riêng trên LinkedIn, số lượng tin tuyển dụng đề cập đến ChatGPT như một yêu cầu kỳ vọng đã tăng gấp 21 lần. Số lượng từ khóa AI tạo sinh như "ChatGPT" hoặc "kỹ thuật prompt" trên hồ sơ của các thành viên LinkedIn tăng vọt trung bình 75% mỗi tháng kể từ tháng 1/2023.

Do đó, người lao động hiện nay phải làm quen với nhiều ứng dụng GenAI khác nhau, hiểu cách hoạt động và nâng cao kỹ năng sử dụng, phát triển và thêm các công cụ này vào danh mục công việc nếu muốn phù hợp với nhà tuyển dụng.

Làm việc từ xa "kiểu mới"

Xu hướng làm việc từ xa cũng đang thay đổi. Nhiều nhân viên đã thích nghi và ủng hộ sau đại dịch cũng dần không hài lòng với mô hình này. Việc làm từ xa cả tuần đang trở nên ít phổ biến hơn.

Trong khi đó, cán cân toàn cầu dần nghiêng sang các mô hình hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) để thích ứng với nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp và lực lượng lao động, tạo ra sự cân bằng giữa nhóm sáng tạo cá nhân và làm việc và nhóm cộng tác. Mô hình làm việc kết hợp dự kiến sẽ tăng lên 81%, với Gen Z là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất.

Do đó, nhân viên và người sử dụng lao động cần cởi mở và thảo luận để đi đến thỏa thuận chung về mô hình làm việc phù hợp nhất.

pexels-divinetechygirl-1181244-5409-9365-1725010826.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sGUCn4XIY7vDK84En1TvFg

Làm việc từ xa kết hợp với trực tiếp tại văn phòng ngày càng thịnh hành. Ảnh minh họa: Pexels

Nghề tay trái (side hustles)

Nghề tay trái là một xu hướng đang gia tăng bền vững và đặc biệt phổ biến trong các thế hệ trẻ, với 70% Gen Z và 50% millennials thừa nhận có một nghề tay trái. Khi xem xét sự gia tăng của lạm phát và chi phí sinh hoạt, mỗi người buộc phải kiếm sống và có đủ thặng dư bên cạnh lương định kỳ với thu nhập từ các doanh nghiệp nhỏ và công việc lặt vặt.

Xu hướng Influencer marketing (marketing từ người có ảnh hưởng) cũng tăng đáng kể như một nghề tay trái. Theo báo cáo Influencer Marketing Benchmark 2024 của Influencer MarketingHub, nghề này mang tới khoảng 21,1 tỷ USD vào năm 2023, tăng 29% so với năm 2022.

Influencer marketing đã trở thành một nghề tay trái phổ biến ở người trẻ và có dấu hiệu xuất hiện ở nhóm người lớn tuổi hơn.

Nhật Lệ(Theo Forbes)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022