z60800530905513794128898be1255ad0efe0131dad534-17328521646791272611757.jpg

Mong muốn đề cao tính thực tế, các nhà sản xuất khiến cảnh uống rượu xuất hiện nhiều hơn trên sóng truyền hình Hàn Quốc - Ảnh: Naver

Hiện nay không khó để bắt gặp hình ảnh các diễn viên uống rượu trong phim Hàn Quốc để giải tỏa căng thẳng, thắt chặt mối quan hệ hoặc tạo tình huống hài hước, kịch tính.

Thậm chí những người nổi tiếng nhâm nhi rượu, tâm sự chuyện đời tư trên các chương trình giải trí, thu hút lượng người xem cao.

Tràn lan cảnh uống rượu, nhậu nhẹt trên phim Hàn Quốc

Trong phim truyền hình đình đám Queen of tears (Nữ hoàng nước mắt), nhân vật Baek Hyun Woo (Kim Soo Hyun) - một luật sư xuất thân từ vùng nông thôn kết hôn với nữ thừa kế tập đoàn hàng đầu Hong Hae In (Kim Ji Won).

Anh thường tìm sự an ủi bằng cách gặp gỡ bạn thân trước cửa hàng tiện lợi, nơi họ uống bia và trò chuyện về những khó khăn trong cuộc hôn nhân của mình.

98b674ea-7d37-4dc0-9c92-0ae29280a11e-1732851184523681181697.jpg

Một cảnh trong phim Queen of tears cho thấy nhân vật chính Baek Hyun Woo khóc sau khi uống bia - Ảnh: TvN

Thậm chí còn có hẳn phim lấy rượu làm cốt truyện chính. Mystic Pop-up Bar (Quán rượu di động bí ẩn) từng gây sốt năm 2020 do Hwang Jung Eum, Yook Sung Jae và Choi Won Young đóng chính. Xuyên suốt 12 tập phim, không có tập nào là không uống rượu.

Những cảnh nhân vật uống rượu cùng nhau như vậy trở thành nét văn hóa đặc trưng trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, như cách giúp người ta bộc lộ những tâm tư sâu kín nhất.

aaaabruzx4nsyh7kj2bzngsz04xoemtvxph-xyn8krr75gju64s6y8vd59321vezgct5rytmjzverkwoumlop1e4i-lolmnehihcnnzuas9piiuf6f2vh9xdhq-17328514246401042712409.jpg

12 tập phim Quán rượu di động bí ẩn, tập nào cũng có cảnh uống rượu với tần suất dày đặc - Ảnh: Netflix

Tuy nhiên, các chuyên gia và khán giả lo ngại xu hướng này có thể làm trầm trọng thêm văn hóa chuộng rượu bia tại Hàn Quốc, ảnh hưởng đến nhận thức và thói quen của người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Theo báo cáo mới nhất từ Viện Thúc đẩy sức khỏe Hàn Quốc (KHPI), trong 556 chương trình xem nhiều nhất trong 5 năm qua, có tới 488 chương trình (chiếm 88%) có cảnh có rượu.

Cụ thể, trong 11.587 tập phim phân tích, có 6.558 tập xuất hiện cảnh uống rượu (khoảng 56,6%), với tổng cộng 12.018 cảnh.

uong-ruou-1732851694763884200150.jpg

Loạt cảnh say xỉn, nhậu nhẹt xuất hiện trên phim Hàn - Ảnh: My Seoul Box

Còn nghiên cứu "Sự toàn cầu hóa của chuẩn mực uống rượu ở Hàn Quốc" của National Library of Medicine nhận định Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêu thụ rượu hằng tháng, mức độ uống rượu nguy cơ cao và các vấn đề liên quan đến rượu cao nhất thế giới.

Họ phân tích ngẫu nhiên 6 bộ phim, kết quả cho thấy rượu được nhắc đến với tần suất cao, trung bình cứ 12 phút lại xuất hiện một lần.

Lợi dụng lỗ hổng pháp lý

Đại biểu Nam In Soon của Đảng Dân chủ Hàn Quốc trả lời The Korea Times, mặc dù Bộ Y tế và Phúc lợi cùng KHPI đã ra quy định giới hạn độ tuổi và thông điệp cảnh báo đối với các cảnh uống rượu vào năm ngoái.

Song các quy định này không có tính bắt buộc đối với các nền tảng phát trực tuyến và YouTube, dẫn đến khoảng trống pháp lý.

273be0c6-f6cf-4f78-8439-9505fe147cc5-17328518549401112156851.jpg

Ryujin của nhóm nhạc K-pop Itzy (trái) uống rượu trong một tập của chương trình Nothing Prepared - Ảnh chụp màn hình

Xu hướng này càng bùng nổ khi nữ rapper Lee Young Ji, được mệnh danh là biểu tượng của GenZ, gây chú ý với chương trình YouTube Nothing Prepared vào năm 2022. Cô mời những người nổi tiếng uống rượu, trò chuyện.

Sau thành công của chương trình, nhiều phim truyền hình ăn theo và nội dung tạp kỹ liên quan đến rượu khác cũng bắt đầu xuất hiện tràn lan.

z6080041786751959263d5f539719ff8090808311c2938-17328519962212046031319.jpg

Phim Paik's Spirit xoay quanh rượu truyền thống, ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc - Ảnh: MUBI

Ông bày tỏ: “Loại nội dung này chắc chắn ảnh hưởng đến nhận thức của người xem. Việc thường xuyên có cảnh uống rượu trên phim có thể khiến hành vi này được chấp nhận một cách bình thường và thân thiện hơn.

Trong bối cảnh Hàn Quốc bị chỉ trích vì thái độ quá dễ dãi với rượu, cộng thêm các báo cáo cho thấy rượu là một chất gây ung thư, sự hiện diện thường xuyên của rượu trên truyền hình đang là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi nhiều khán giả trẻ dễ bị tác động.

Điều này thậm chí có thể thúc đẩy việc uống rượu ở độ tuổi vị thành niên".

z608005692544656b24465a4b51adbc28b1d043115c0d7-1732852232936397814630.jpg

Cảnh uống rượu trên sóng truyền hình tác động lớn tới cách công chúng nhìn nhận đồ uống có cồn - Ảnh: JTBC

Tương tự, nhiều bậc phụ huynh lo ngại những chương trình này thường có sự tham gia của các ngôi sao K-pop và diễn viên nổi tiếng với lượng người hâm mộ trẻ đông đảo.

Một fan K-pop chia sẻ quan điểm: "Tôi ghét thần tượng yêu thích của mình uống rượu trên phim. Ít nhất nhà sản xuất nên giới hạn độ tuổi, không nên để trẻ vị thành niên xem. Việc cho trẻ em tiếp xúc với văn hóa uống rượu từ nhỏ là không tốt".

Để giải quyết, nhà phê bình Ha Jae Geun cho biết: "Đây là vấn đề phức tạp. Quyền tự do ngôn luận khiến việc áp đặt các quy định trực tiếp trở nên khó khăn.

Bước đầu có lẽ cần cải thiện hệ thống xếp hạng độ tuổi cho nội dung. Ngoài ra ngành công nghiệp cần phát triển khả năng tự điều chỉnh để hạn chế quảng bá rượu bia quá mức.

Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, chúng ta có cần cân nhắc áp dụng hình thức quản lý trực tiếp. Tuy nhiên đây là điều cần thảo luận thêm sau này".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022