Khi giao tiếp với cấp trên, dù là nói trực tiếp hay thông qua các hình thức nhắn tin, có nhiều điều bạn có thể thoải mái tâm sự nhưng cũng có những thứ không nên nói ra. Bởi khi vô tư bày tỏ, bạn sẽ gặp rắc rối, để lại ấn tượng xấu với cấp trên ảnh hưởng đến công việc cũng như con đường thăng tiến tại nơi làm việc. Đặc biệt là 5 câu nói dưới đây, không bao giờ được để các sếp nghe thấy hoặc đọc được.
1/ Đây không phải việc của em sếp ơi!
Có những công việc không phải do bạn phụ trách nhưng sếp sẽ quên mất mà vẫn hỏi hoặc truy trách nhiệm. Nếu trả lời đúng như vậy, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt. Nếu đúng là việc của bạn mà rep như thế thì bạn là người thiếu trách nhiệm, nếu không thì bạn cũng bị cho là người lạnh lùng, muốn tách biệt ra khỏi nhóm.
Vì vậy dù đó có phải là công việc của bạn hay không thì cũng không nên nói như vậy. Bạn có thể nói rõ ràng rằng đó không phải là công việc bạn được giao nhưng nếu cần vẫn sẵn sàng hỗ trợ để đáp ứng tiến độ.
(Ảnh minh hoạ)
2/ Em không biết/ Em không làm được.
Khi sếp hỏi về công việc mà bạn lại nói không biết làm hoặc không làm được thì họ sẽ cảm thấy bạn thiếu khả năng học hỏi và giải quyết vấn đề, không dám đương đầu với thử thách. Nếu điều này nói 1 lần thì có thể thông cảm được nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chứng tỏ bạn không chú tâm và thái độ hời hợt với công việc. Tệ hơn sẽ không được giao cơ hội hoặc có nguy cơ bị sa thải đầu tiên.
Trong tình huống này, khi không biết câu trả lời, bạn cũng cần cố gắng bày tỏ quan điểm và suy nghĩ, tuyệt đối không được nói không biết. Khi thấy công việc nào đó có tính thách thức, dù không biết có làm được hay không thì vẫn phải bắt tay vào làm. Nếu thực sự gặp khó khăn, hãy tìm sự hỗ trợ của leader hoặc đồng nghiệp. Nếu kết quả không tốt như mong đợi thì bạn cũng có thể học hỏi từ đó.
3/ Quyết định của sếp thực sự sai lầm!
Khi lãnh đạo đưa ra quyết định, ngay cả khi bạn cảm thấy điều đó không được đúng đắn thì bạn cũng không nên nói ra. Thứ nhất, bạn không phải là sếp, nhiều khi không rõ vấn đề hoặc có cái nhìn bao quát và chưa chắc ai đúng ai sai. Thứ 2, lời nói/tin nhắn của bạn trong cuộc họp/đoạn chat chung vừa có thể làm mất mặt sếp, vừa để lại ấn tượng không phải là người có tinh thần hợp tác. Nếu sếp là người nhỏ nhen, toan tính thì chắc chắn sẽ gây khó dễ cho bạn.
Trong trường hợp cảm thấy ý kiến của sếp chưa thực sự đúng, bạn có thể nói chuyện hoặc nhắn tin riêng, không nên công khai nghi ngờ trước sự chứng kiến của người khác. Đồng thời bạn cũng nên đưa ra những nhận xét, đề xuất mang tính xây dựng cho quyết định của sếp.
4/ Em bị miss tin nhắn/ Em bị mất dữ liệu.
Ở thời đại mà dân công sở thường giao tiếp với nhau bằng tin nhắn thì việc sếp giao nhiệm vụ, dữ liệu công việc qua nhóm chat chung là bình thường. Tuy nhiên một trong những bất cập thường gặp ở nhóm chat là bỏ lỡ tin nhắn, khó tìm lại dữ liệu để rồi đến lúc sếp hỏi mới ngớ người ra. Lúc này nếu trả lời “Em bị miss tin nhắn/ Em bị mất dữ liệu” là điều sai lầm, có thể khiến sếp nghĩ rằng bạn là người chểnh mảng trong công việc, trốn tránh trách nhiệm.
Dù có quên thật hay đang trốn tránh thì cũng không nên nói như vậy. Vì ở nơi làm việc, mỗi người phải có trách nhiệm với công việc, không thể “Em quên, em tưởng, em bị,...”. Khi có vấn đề, bạn nên nhận lỗi, tích cực tìm kiếm giải pháp thay thế tốt nhất. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề.
Còn một cách khác nữa là lập group chat công việc ở Lotus Chat - một app chat "best for work" mà giới mà dân văn phòng, các tổ chức, doanh nghiệp đang tìm kiếm. Tại đây, với tính năng Pin top chỉ định , sếp có thể chia việc, giao việc rõ ràng cho từng cá nhân, đảm bảo trao đổi thông tin nhóm thuận tiện, không sợ ai đó miss mất thông tin nào đó.
Về chuyện mất file vì nhiều app chat thường tự động xoá dữ liệu, giới hạn dung lượng,... Lotus Chat giải quyết bằng tính năng Gửi, lưu trữ file . Tính năng này không xóa file, gửi file tối đa 1 GB, mở file media ngay trên app chat và không cần mở app khác. Hết sợ mất file, miss tin nhắn rồi nhé!
5/ Em đang bận quá, không có thời gian.
Đây là câu trả lời khá phổ biến. Nhiều người còn viện cái cớ này để trốn tránh nhận nhiệm vụ mới, dù thực tế thì bạn không bận đến thế. Chắc chắn phải có lý do thì sếp mới giao công việc đó cho bạn nên đừng vội vàng viện cớ.
Thẳng thắn mà nói, chẳng lẽ sếp trực tiếp của bạn lại không biết bạn có bận hay không ư? Trong tình huống này, nếu đang bận thì hãy trình bày rõ ràng các đầu việc đang làm cũng như tiến độ và đề xuất xem có nên tạm gác việc nào đó để xử lý công việc sếp giao. Và dù thế nào thì khi nói chuyện với sếp, tốt nhất là thành thật, không nên giở trò sau lưng họ, nếu không cuối cùng bạn sẽ là người chịu thiệt.