1-trong-khi-hai-nguoi-le-ra-4011-1727608440361-17276084406121666029407.jpg

Trong khi hai người lẽ ra phải hỗ trợ lẫn nhau thì lại trở nên chán ghét nhau, hôn nhân chỉ còn lại đấu tranh và đau khổ. Đó là điều tàn khốc nhất trong cuộc đời. (Ảnh: ITN).

Khi đến tuổi trung niên, một số người xem cuộc hôn nhân của mình như một thế giới tốt đẹp. Nhưng một số người lại xem cuộc hôn nhân của mình như địa ngục trần gian.

Trong khi hai người lẽ ra phải hỗ trợ lẫn nhau thì lại trở nên chán ghét nhau, hôn nhân chỉ còn lại đấu tranh và đau khổ. Đó là điều tàn khốc nhất trong cuộc đời.

“Sau 20 năm chung sống, anh không còn là chồng em nữa”

Tình trạng hôn nhân đáng buồn nhất của những cặp vợ chồng tuổi trung niên là sống chung dưới một mái nhà nhưng lại là những người xa lạ với nhau.

Mỗi người ăn cơm riêng, ngủ chỗ riêng mỗi ngày, bất kể ngày đêm có hòa hợp với nhau, bọn trẻ cũng đã trở thành sợi dây liên kết duy nhất giữa họ.

Có một câu chuyện trên mạng kể về một cặp vợ chồng ly hôn sau khi con trai họ thi vào đại học. Người vợ hồ hởi nói với chồng: “Em đã chờ đợi ngày này mười năm rồi. Mười năm học tập chăm chỉ của con trai em cũng chính là mười năm vất vả của em”.

Mãi đến lúc đó, người chồng mới hiểu rằng việc lâu nay vợ im lặng, vâng lời, không gây ồn ào không phải vì hài lòng mà vì cô đã nhường nhịn anh.

Ngày thường, anh chán việc bị vợ can thiệp. Bỗng một ngày, vợ không còn giận anh ném tất bẩn khắp phòng, cô cũng không quan tâm việc anh ra ngoài uống rượu lúc mấy giờ.

Ban đầu, anh rất tự hào về điều này và thậm chí còn khoe với bạn bè, nhưng anh không ngờ tất cả những điều này là do vợ anh đã hoàn toàn thất vọng về anh và không còn cần anh nữa.

Người vợ cuối cùng cũng nói: “Sau 20 năm chung sống, anh không còn là chồng của em nữa, anh chỉ là cha của con trai em mà thôi”.

Điều đau lòng nhất giữa vợ chồng là trong những ngày dài buồn chán, họ mang trên mình gánh nặng nhưng không có ai chia sẻ.

Và vì người già cần được chăm sóc, trẻ em cần được nuôi nấng nên họ chỉ có thể nhẫn nhịn và tiếp tục duy trì hôn nhân theo một thói quen.

Có người nói: “Sau ba năm, người chồng chỉ coi vợ như cái tủ lạnh. Anh ta luôn cảm thấy chỉ cần mở cửa là lúc nào cũng có đồ ăn, nếu nó bị hỏng thì rất bất tiện, nhưng anh không bao giờ quan tâm đến nó.”

Hôn nhân không có sự giao tiếp giống như vũng nước đọng

2-vi-nguoi-gia-can-duoc-cham-soc-6149-1727608442016-1727608442327750555308.jpg

Vì người già cần được chăm sóc, trẻ em cần được nuôi nấng nên chúng ta chỉ có thể nhẫn nhịn và tiếp tục duy trì hôn nhân theo một thói quen. (Ảnh: ITN).

Gần đây, dân mạng truyền tai nhau một thuật ngữ gọi là “mất ngôn ngữ trong hôn nhân”. Lý do là bởi các cặp đôi cảm thấy họ không có sự giao tiếp nào cả.

Thực tế, cuộc hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng trung niên đã tan vỡ vì họ không còn gì để nói với nhau. Chị T. và chồng là anh V. thường bận rộn trong công việc, họ làm thêm giờ đến tận khuya nên không giao tiếp nhiều nhưng mối quan hệ của họ tương đối hòa thuận.

Cho đến khi dịch bệnh xảy ra, cả hai bị “ép” ở nhà sau một thời gian dài bên nhau, chị T. chợt phát hiện họ rất ít nói chuyện kể từ khi kết hôn.

“Trưa ăn gì?” “Sao cũng được.”; “Anh nghĩ thế nào về chiếc váy mới của em?” “Trông cũng đẹp đấy.”; “Sắm một chiếc lò nướng mới thì sao?” “Cứ mua đi".

Họ thường xuyên giao tiếp với nhau như vậy. Một ngày nọ, chị T. không chịu nổi nữa đã hét lên với chồng: “Anh nói thêm một lời nữa thì có chết không?”. Anh V. bình tĩnh trả lời: “Em muốn anh nói gì?”.

Lúc này chị Tần mới nhận ra, hóa ra điều đáng sợ nhất giữa các cặp đôi không phải là ly hôn hay lừa dối mà là ngày ngủ chung giường mà không có gì để nói.

Rõ ràng giữa họ không có kẻ thứ ba, cũng không có cãi vã, nhưng họ dần trở nên xa lạ trong mắt nhau. Vợ chồng nếu không trò chuyện thì sẽ không còn kết nối với nhau nữa, cuộc sống sẽ trở thành vũng nước tù đọng.

Sống trong cuộc hôn nhân như vậy giống như cắt thịt bằng một con dao cùn, hành hạ lòng người từng từng chút một. Khi trái tim bạn chết đi, cuộc hôn nhân của bạn sẽ kết thúc.

Sống độc thân dưới vỏ bọc hôn nhân

Một tập đặc biệt của chương trình “Talk Show Conference” đã đặt ra câu hỏi này: Có tồn tại tình bạn trong sáng giữa nam và nữ không?

Khách mời của chương trình đó chia sẻ: “Quan hệ giữa vợ chồng tôi là như vậy”. Cô tâm sự thêm: “Chúng tôi đã ở bên nhau rất lâu rồi và chúng tôi thậm chí còn không nói chuyện thân mật mỗi ngày. Tôi đổi chiếc giường đôi ở nhà thành giường tầng, anh ấy ngủ giường trên, tôi ngủ giường dưới.”

Dù đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng nó lại bộc lộ hoàn cảnh hiện tại của hầu hết các cặp đôi trung niên. Không có sự quan tâm, không có giao tiếp, anh làm việc của anh và tôi làm việc của tôi. Hai người giống như bạn bè, như anh em, họ không giống một cặp đôi thực sự.

Nhưng, trên đời này không ai có thể ngẫu nhiên có được một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng đòi hỏi hai người phải quan tâm đến nhau, học cách bao dung, ân cần và thấu hiểu.

Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng ở độ tuổi trung niên, khi cuộc sống ngày càng khó khăn, họ cần dành nhiều thời gian, sức lực để đối xử tốt với nhau.

Trên đời chỉ có một sự cản đảm đích thực, đó là vẫn yêu sau khi nhận ra sự thật của cuộc sống. Hôn nhân cũng cần có sự “can đảm” như vậy.

Bất cứ khi nào hôn nhân vượt quá giới hạn, điều quan trọng nhất chúng ta cần làm là tìm ra vấn đề và giải quyết nó. Suy cho cùng, sau hơn mười năm chung sống, không ai có thể cuồng nhiệt như trước.

Nhưng chỉ cần bạn nhớ đối phương chính là người từng khiến trái tim bạn rung động, hãy kiên nhẫn và thấu hiểu hơn, cho hôn nhân thêm một cơ hội, thì có lẽ hạnh phúc sẽ là hai người nắm tay nhau đến cuối đời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022