linhrin-s2024-10-24-19-15-126-8594-2431-1729858058.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EIHYyVWZFURZ8v6oPu5x5Q

Linh Rin và ông xã đến Bắc Kinh hôm 23/10 trong chuyến công tác. Nhân thời gian rảnh, hai vợ chồng tranh thủ tham quan các danh thắng trong thành phố. Cô cho biết mê mẩn khung cảnh ở Bắc Kinh vào mùa thu, đi mãi chưa hết các địa điểm nổi tiếng.

Snapinsta-app-464533600-394650-3346-6653-1729858058.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bveLOk4R3QVCDfZ8VvG-wQ

Một trong những điểm đến gây ấn tượng với cô nàng là ngôi chùa cổ mang tên Ung Hòa cung, hay còn gọi là chùa Lama. Đây là một ngôi chùa nằm ở Đông Thành, Bắc Kinh, vốn là cung điện của Hoàng đế Ung Chính khi ông còn làm hoàng tử.

Snapinsta-app-403959508-103639-4269-9956-1729858058.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0aoD6LMNsjSXP7OSmjmPZg

Vào năm Khang Hy thứ 33 triều đại nhà Thanh (1694), Hoàng đế đã xây dựng một dinh thự tại đây và tặng cho con trai thứ tư của ông, sau này là vua Ung Chính. Khi lên ngôi, nơi đây được ông xây dựng thành một ngôi chùa mang phong cách Tây Tạng. Công trình này khá đặc biệt so với các ngôi chùa khác ở Bắc Kinh vì là sự kết hợp kiến trúc của Tây Tạng - Mãn Hán - Mông Cổ.

Snapinsta-app-403950173-894470-9450-8660-1729858058.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=s4YaOio94e9XWg5jOM2XEg

Đặc biệt, Ung Hòa cung là nơi Hoàng đế Càn Long ra đời. Hoàng tử Dận Chân xuất cung từ đây để trở thành hoàng đế Ung Chính. Khi ông qua đời, quan tài được đặt tại đây. Do đó, Ung Hòa cung thường được gọi là 'Long tiềm phúc địa' (Vùng đất quý nơi rồng ẩn mình).

Snapinsta-app-403835329-643204-4745-5298-1729858058.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XWzCbT06oClOs_PCdCPeQw

Vì ý nghĩa đặc biệt, chùa Ung Hòa cung có gạch màu vàng và tường đỏ, gần giống kiến trúc của Tử Cấm Thành. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cùng nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính cho đến ngày nay.

Snapinsta-app-464405086-261874-3778-6706-1729858059.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ew-MIr_Ifs3DHg2t3IYWJA

Kiến trúc chùa gồm ba tòa chính và năm gian hợp tổ thành gồm: Ung Hòa cung Đại điện (Đại Hùng Bảo điện), Vĩnh Hựu điện, Pháp Luân điện, Vạn Phúc Các, hợp thành không gian hoành tráng.

Snapinsta-app-403716085-148716-7745-3815-1729858060.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cLDyLCo-uTVfZvHe4fA0SQ

Các tòa có quy mô đồ sộ và tráng lệ. Sự kết hợp giữa hai gam màu đỏ và vàng thể hiện cho sự quyền quý, thịnh vượng của tầng lớp quý tộc. Bên trong được chia thành nhiều gian để thờ Phật. Năm 1981, ngôi chùa đã được mở cửa cho đến nay, mỗi năm có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và nước ngoài đến để thắp hương, tham quan du lịch. Năm 1983, công trình cũng được xếp hạng ngôi chùa Phật giáo trọng điểm quốc gia.

Snapinsta-app-464525076-165931-1998-5329-1729858060.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZoRQxjr7XwNx2ikeJld9ww

Linh Rin ghi lại hình ảnh một cây hồng ra quả phía bên ngoài chùa Ung Hòa cung. Chùa mở cửa từ 9h đến 17h, vé vào cửa khoảng 30 tệ (khoảng 100.000 đồng). Du khách có thể đi metro tới ga Lama temple (Yonghe) hoặc đi xe bus.

Snapinsta-app-450112672-968832-2083-2731-1729858060.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nk_XHNq0kwj3bGLPz-xhlA

Phía bên ngoài chùa có khá nhiều nhà hàng nổi tiếng thuộc khu Đông Thành, phong cách kiến trúc cổ kính, phục vụ khách du lịch.

Hà Nguyên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022