ruabun13-1476614431159-0-0-681-1334-cropGiáo viên, phụ huynh và học sinh trường THCS Văn Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) cùng nhau làm sạch trường sau khi nước rút. Ảnh Đình Thức.

Theo đó, người dân cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn, lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu phải làm vệ sinh môi trường đến đó. Ngoài ra, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo Cục Y tế dự phòng, các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lị, thương hàn.

Nguyên nhân là do ô nhiễm phân do môi trường bị úng ngập nên nguồn bệnh rất dễ lây lan, cùng với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nếu người dân ăn, uống phải nguồn nước, thực phẩm nhiễm các vi khuẩn, virus sẽ rất dễ lây bệnh.

Vì vậy, ngành y tế sẽ giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão. Người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.

Để có thể phòng tránh các dịch bệnh nguy hiểm sau những ngày mưa lũ, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng, cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, sau mưa lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật, ngành y tế tại các tỉnh miền Trung phải khẩn trương tiến hành phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch.

Phương Linh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022