tuong-nhan-su-kien-viet-2.jpeg?resize=640%2C209&ssl=1

Tượng Nhân Sư (Sphinx) là một trong những kiệt tác được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, ở cái nôi văn minh nhân loại – Ai Cập. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá những sự thật về bức Tượng Nhân Sư lớn nhất trong quần thể kim tự tháp Giza.


Nhân Sư “Vĩ Đại” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng

Nhân Sư Giza là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới

  • Chiều cao: 20.22m
  • Chiều rộng: 19.3m
  • Chiều dài: 73.5m

tuong-nhan-su-kien-viet-3.jpg?resize=640%2C360&ssl=1

Được xây dựng vào khoảng 4500 năm trước dưới triều Pharaoh Khafre, đây là công trình dựa theo hình tượng Sphinx – một sinh vật hoàn hảo trong thần thoại Hy Lạp và Ai Cập với đầu người, mình sư tử, cánh chim.

tuong-nhan-su-kien-viet-2.jpg?resize=640%2C467&ssl=1Bức họa Sphinx

Sphinx được xem như người bảo hộ của Ai Cập và Pharaoh, giám sát thành phố Thebes. Những người tới đây phải trả lời đúng câu đố của cô, nếu không chỉ có 2 sự lựa chọn: chạy thoát hoặc bị ăn thịt.

Trong thần thoại, có hai câu đố nổi bật nhất của Sphinx, thử xem bạn có trả lời đúng không nhé!

#1 – Sinh vật nào chỉ có 1 giọng nói, nhưng có đến 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi chiều và 3 chân vào buổi tối?

#2 – Có hai chị em, người này sinh ra người kia. Họ là ai, và lần lượt ai sinh ra ai?

tuong-nhan-su-kien-viet-9.jpg?resize=640%2C568&ssl=1Chỉ có duy nhất vua Oedipus của Hy Lạp trả lời đúng 2 câu hỏi này. Đáp án lần lượt là “CON NGƯỜI” và “CHU KÌ NGÀY – ĐÊM”


Ai đã xây dựng Tượng Nhân Sư?

Theo các nhà khảo cổ học, bức tượng có niên đại từ năm 2500 TCN, tuy nhiên họ tin rằng nó bắt đầu được xây dựng từ 9000 năm trước, hoàn toàn bằng những khối đá lớn.

tuong-nhan-su-kien-viet-5.jpg?resize=640%2C256&ssl=1

Điều làm chúng ta kinh ngạc là trong thời kì ấy, người Ai Cập đã làm được những việc mà ngày nay chỉ có hệ thống cần cẩu và máy trợ lực thủy lực làm được.

Khuôn mặt của bức tượng được chạm khắc cầu kì. Danh tính khuôn mặt chưa được xác định, có giả thuyết cho rằng đó là mặt của Khafre, cũng có người khẳng định đó lại là cha của ông – Pharaoh Khufu, người ra lệnh xây dựng kim tự tháp Giza.

tuong-nhan-su-kien-viet-10.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Tượng Nhân Sư nhìn từ phía sau – Ảnh: C.Rozay

Nhiều người cho rằng bức tượng thiếu mất cái đuôi theo hình tượng Nhân Sư cổ điển. Nhưng nếu để ý thì có vẻ như nó đang cuộn theo chiều dài thân mình.


Phiên bản gốc từ 4500 năm trước trông như thế nào?

Qua thời gian, Tượng Nhân Sư đã chịu rất nhiều tổn thương và không còn giữ được hình dáng ban đầu. Nhờ những hình vẽ và ghi chép từ xưa, người ta tin rằng thân và mặt tượng được sơn màu đỏ, mũ trùm đầu màu vàng và có một mảnh giáp màu xanh đeo quanh râu.

Nhân Sư nằm dài với bốn chân hướng thẳng về phía trước. Bên hông có một ngôi đền và tấm bia khắc nhỏ.

  • Ngôi đền được khắc chữ để thờ Thần Mặt Trời – Thần Ra.
  • Tấm bia mang câu chuyện của Thutmose IV – người từng giải thoát Sphinx khỏi lớp cát dày và sau đó ông được phong làm vua Ai Cập

tuong-nhan-su-kien-viet-7.jpg?resize=640%2C346&ssl=1

Tượng Nhân Sư hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc. Theo nghiên cứu, sẽ mất khoảng 3 năm để xây dựng bức tượng bằng một tảng đá vôi lớn với 100 công nhân cố định trên công trường.

Công nhân xây dựng không phải là nô lệ như nhiều người lầm tưởng. Họ là những lao động chân chính nhưng gia cảnh nghèo và phải làm việc trả nợ. Họ được ăn đồ ăn ngon trong quá trình xây dựng.

Công trình đáng nhẽ còn được xây lớn hơn, tuy nhiên có vẻ như công nhân đã bị thúc giục khiến họ phải đẩy nhanh tiến độ, bằng chứng là rất nhiều các tảng đá còn lại phía sau chưa được xử lý. Dụng cụ xây dựng chủ yếu là các thanh đục bằng đồng và búa.


Tượng Nhân Sư chịu thiệt hại lớn do đâu?

Nguyên nhân chính là sói mòn (do cát) và phong hóa (do thời tiết)

Ngay cả sinh vật khổng lồ như Nhân Sư cũng không chịu nổi tác động của thời tiết. Có rất nhiều trận bão cát gây ngập được ghi nhận, lần thiệt hại nhất là các chân của Nhân Sư bị vùi hoàn toàn trong cát.

Không chỉ gây ngập, cát còn làm lút nền khiến bức tượng bị mất mát rất nhiều do đổ vỡ. Do cát chuyển động dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nên không có cách nào ngăn chặn vấn đề này.

tuong-nhan-su-kien-viet-11.jpg?resize=640%2C430&ssl=1Chân của Nhân Sư bị chôn vùi trong cát

Vì muốn sự tồn tại lâu dài cộng thêm sự thiếu hiểu biết về đá vôi, con người đã quá vội vã sửa chữa và trung tu lại trong những năm 1920-1980, khiến nhiều chi tiết càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do gây thiệt hại là việc sử dụng vữa thạch cao và xi măng để lấp đầy các lỗ hổng do xói lở.

Nhóm nghiên cứu phục hồi do Tiến sĩ Zahi Hawass đã thành công trong việc phát triển một hỗn hợp mới sử dụng vôi và cát. Đến năm 1998, Nhân sư vĩ đại của Giza đã được phục hồi cẩn thận đến mức tối đa có thể bằng cách sử dụng hỗn hợp này.


Chiếc mũi và bộ râu bị mất tích

Đối với mũi Nhân Sư, có nhiều giả thiết khác nhau cho việc nó bị mất như thế nào. Trước đây người ta tin rằng nó bị phá hủy khi người Pháp do Napoleon Bonaparte chỉ huy, tràn vào tấn công Ai Cập bằng đại pháo.

tuong-nhan-su-kien-viet-8.jpg?resize=640%2C569&ssl=1Mũi và râu bị mất tích trên khuôn mặt

Nhưng có vẻ như người Pháp đã vô tội, khi nhiều ghi chép và tìm hiểu gần đây lại chỉ ra rằng: Muhammad Sa’im al-Dahr mới chính là thủ phạm. Với tư cách lãnh đạo Hồi giáo Sufi, chứng kiến việc những nông dân nghèo theo đạo cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa’im al-Dahr phẫn nộ đến mức phá hủy mũi tượng, rồi sau đó bị treo cổ vì tội phá hoại.

Bộ râu Nhân Sư được ghi chép là đã được xây thêm dưới triều Pharaoh Thutmose IV chứ không phải từ đầu. Đáng thương thay, nó đã bị rơi ra do xói mòn, và không ai rõ thời điểm nó ra đi như thế nào.


tuong-nhan-su-kien-viet-4.jpg?resize=640%2C256&ssl=1

Còn rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá

Tất cả những hiểu biết hiện tại của con người như một hạt cát trong sa mạc bao la. Liệu người trẻ có đủ đam mê và nhiệt huyết để tiếp nối hành trình này?

Chưa có cách nào để khám phá hết sa mạc rộng lớn này. Trong các ghi chép chữ tượng hình của người Ai Cập, Nhân Sư luôn đi theo cặp. Liệu còn một Cô nàng Nhân Sư nào đó đã bị chôn vùi trong cát mà ta chưa biết?

Đã từng có nhiều khám phá bên dưới Tượng Nhân Sư, nhưng đều rất mơ hồ. Liệu các căn hầm với lối vào như mê cung dưới bức tượng ẩn chứa một kho báu vàng ngọc hay các phát minh cổ đại đáng kinh ngạc chăng?

Nhân Sư, chính xác thì năm nay ngài bao nhiêu tuổi?

Các thần dân của ngài đã xây dựng ngài như cách mà họ làm với Kim Tự Tháp, vậy bí mật trong cách vận chuyển các khối đá lớn là gì?

Ngài thực sự là ai?


 

Nguồn dữ liệu : interestingengineering

Duc Anh – Kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022