KTS Kerez đã thử nghiệm với những yếu tố cơ bản nhất trong kiến trúc: một nhà nguyện nhỏ trên sườn núi Thụy Sỹ đã thay đổi hoàn toàn ấn tượng về dãy Anpơ. Ông cũng thường tạo ra những hình mẫu nửa nghệ thuật – nửa kiến trúc. Những thiết kế đột phá của ông đã được trưng bày tại Triển lãm Kiến trúc Quốc tế lần thứ 12 Venice Biennale. Ông cũng trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Trường Thiết kế Harvard.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc2.jpg?resize=640%2C490&ssl=1Nhà nguyện Oberrealta, Thụy Sĩ

Trong một cuộc thi kiến trúc quốc tế có đến hơn 100 KTS tham gia, thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại mới của Warsaw, KTS Kerez đã giành chiến thắng. Nhưng đó là khi những rắc rối của ông bắt đầu.

Mặc dù thiết kế của ông được đánh giá cao tại Venice và triển lãm ở Harvard, chính quyền thành phố Warsaw liên tục ép Kerez thay đổi thiết kế cho phù hợp với quy hoạch.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc4.jpg?resize=640%2C448&ssl=1Thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Warsaw, Christian Kerez

Vụ kiện lạ lùng

Sau 4 năm chỉnh sửa thiết kế bảo tàng, Kerez đã nộp đơn xin giấy phép xây dựng dự án tại Quảng trường Parade, khu vực trung tâm của Warsaw.

“Nhưng đơn của chúng tôi không được phê duyệt, bởi khu đất không hoàn toàn thuộc phạm vi quản lý của thành phố.” Kerez chia sẻ.

Kerez thông báo cho thành phố điều này và nói rằng giấy phép xây dựng sẽ không được cấp cho đến khi họ sở hữu hoàn toàn khu đất.

Sau đó, câu chuyện đã diễn biến theo một chiều hướng… lạ lùng. Chính quyền thành phố nói với Kerez: “Tất cả là lỗi của anh.”

“Và bây giờ tôi phải ra hầu tòa bởi họ đang kiện tôi vài triệu đô la,” Kerez kể lại.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc3.jpg?resize=640%2C357&ssl=1Bên trong bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại

Với sự cố kỳ lạ này, ông có cảm thấy như mình đang trong tiểu thuyết của Kafka không?

“Chính xác là vậy. Tôi thường nghĩ đến Kafka, tiểu thuyết của Kafka và đặc biệt là cuốn “Vụ án”. Các nhà chức trách Ba Lan vẫn đại diện cho quyền lực tuyệt đối.”

Trớ trêu thay, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại mới là một phần trong quy hoạch của Warsaw sau cuộc cách mạng dân chủ vào năm 1989 giúp Ba Lan thoát khỏi khối Liên bang Xô Viết. Bảo tàng mới sẽ là đối trọng với Cung điện Văn hóa và Khoa học Stalin do Liên Xô xây dựng, cũng nằm ở Quảng trường Parade.

Jacek Wojciechowicz, phó thị trưởng thành phố Warsaw, nói với các phóng viên Ba Lan rằng thành phố đã bị vướng vào vụ kiện vì “thiết kế của ông Kerez không thể xây dựng trong thực tế”.

Nhưng rào cản duy nhất trong việc xây dựng bảo tàng là xung đột quyền sở hữu khu đất, Kerez nói.

Ngay cả các nhà quản lý của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại cũng ủng hộ Kerez. Họ tuyên bố trên trang web chính thức của bảo tàng: “Dự án bị đình chỉ bởi các vấn đề về quyền sở hữu đất cũng như những yêu cầu quy hoạch.”

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc10.jpg?resize=640%2C357&ssl=1

Trong khi đó

Kerez là giáo sư thiết kế và kiến trúc tại Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, Zurich. Mặc dù vướng vào vụ kiện ở Warsaw, Kerez vẫn tiếp tục giành chiến thắng trong các cuộc thi thiết kế trên toàn thế giới.

Tại Pháp, Kerez đã được ủy nhiệm để thiết kế một tòa tháp – một phần của kế hoạch tái phát triển Confluence Lyon do các kiến trúc sư người Thụy Sĩ Herzog và de Meuron đứng đầu. Hai thiên niên kỷ trước đây là địa điểm của công sự La Mã, và cách đây hai thập kỷ là một trung tâm công nghiệp. Hiện nay khu vực này của Lyon đang được tái tạo thành một khu phức hợp văn hóa và sinh hoạt.

Tại Brazil, Kerez đang thiết kế dự án nhà ở xã hội 450 đơn vị ở ‘Paraisopolis’, São Paulo. Ông nói, trong dự án mới này, mỗi căn hộ là duy nhất, không giống như các công trình tương tự được xây dựng vào những năm 1970 và 1980 – chỉ là những khối hộp đặt chồng lên nhau.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc5.jpg?resize=640%2C424&ssl=1Dự án Paraisopolis, Brazil

Trước khi phác thảo quy hoạch cho Paraisopolis, ông đã nghiên cứu cẩn thận ‘khu ổ chuột’ xung quanh và mô tả chúng là “kiến trúc không có kiến trúc sư.” Với khu nhà ở mới, ông hy vọng nó sẽ trở thành “không gian vô hạn”, thay đổi chất lượng các khu ổ chuột.

Ở nửa bên kia của địa cầu, tại thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc, Kerez cùng với bảy kiến trúc sư khác, bao gồm cả Eduardo Souto De Moura, ISOZAKI + Hu Qian, SANAA, Studio Mumbai Architects, Klotz Asociados, Ensamble Studio và Asymptote Architecture, cùng tham gia thiết kế một khu vực mới của thành phố.

Kerez đã thiết kế một ngọn hải đăng ảo theo phong cách experimental (kiến trúc thực nghiệm) ở rìa bờ sông. Tòa tháp cao 120m, với hệ kết cấu thách thức mọi nguyên tắc cơ bản.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc7.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Tháp Trịnh Châu

Trong khi nghiên cứu thiết kế của Tòa nhà Empire State ở New York để phục vụ cho bài giảng của mình, Kerez đã nhận thấy hầu hết các tòa nhà chọc trời đều có mặt bằng và mặt tiền giống hệt nhau ở cách xử lý kỹ thuật. Tòa tháp Empire State có 103 tầng, tải trọng tầng thấp nhất phải chịu cao gấp 103 lần so với tải trọng ở tầng cao nhất. Giải pháp kỹ thuật để đối trọng các lực này đều được giấu đi một cách thống nhất.

Đối với tòa tháp ở Trung Quốc, ông giải thích: “Chúng tôi muốn phô diễn toàn bộ kết cấu trong các tòa nhà cao tầng ra ngoài. Chúng tôi muốn mọi người nhìn thấy sự thay đổi đáng kể trong kết cấu từ tầng trệt đến tầng cao nhất.”

Thiết kế lại những tòa nhà chọc trời

Để minh họa những yếu tố cơ bản của vật lý kiến trúc, Kerez đã thiết kế một dàn cột 25 cm với độ nghiêng khác nhau, ở tầng trệt của Tháp Trịnh Châu. Càng lên cao, số lượng cột càng giảm dần. Cấu trúc lõi điển hình trong các tòa nhà chọc trời được thay thế bằng một khoảng không gian ở đáy tháp và một sân mở ở đỉnh tháp.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc6.jpg?resize=640%2C480&ssl=1

Trong thiết kế “dự phòng” của tòa tháp, Kerez tạo ra một mạng cáp, giống những hàng cột, nối mặt tiền tòa nhà với các lớp đồng tâm trên mặt đất xung quanh. Thiết kế này sẽ tăng mật độ ở các tầng đáy công trình.

Những sợi cáp cũng sẽ biến toàn bộ tòa tháp thành một tác phẩm nghệ thuật ánh sáng khổng lồ.

Tháp Trịnh Châu này đang được xây dựng trên một hòn đảo.

kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc8.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 kien-viet-tro-chuyen-voi-christian-kerez-ve-kien-truc-ba-lan-va-trung-quoc9.jpg?resize=640%2C480&ssl=1

Theo ông, Trung Quốc và Ba Lan, nơi nào là nền tảng phát triển tốt cho Kiến trúc sư?

Khi đặt lên bàn cân so sánh, Trung Quốc và ba Lan đều đã tạo điều kiện cho KTS quốc tế giới thiệu thiết kế của mình.

Tại Ba Lan, vụ kiện của Kerez có thể đóng băng toàn bộ hoạt động của KTS nước ngoài tại nơi đây.

Trong khi Trung Quốc, nơi có tốc độ đô thị hóa siêu nhanh và nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, đã trở thành một sân khấu lớn cho kiến trúc quốc tế.

“Các công trình như Tháp truyền hình CCTV và Tổ Chim [Sân vận động Quốc gia ở Bắc Kinh] đã nâng tầm của các kiến trúc sư nổi tiếng như Rem Koolhaas và Herzog và de Meuron,” Kerez nói.

Theo Arcspace

BD: HN | kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022