Lần đầu đến công trình, chúng tôi cảm nhận được sự thâm trầm, chắt chiu của một ngôi nhà “có tuổi” được lấp đầy bởi thói quen và ký ức của những người sống ở đây từ những năm đầu sau giải phóng. 

Chủ nhân căn nhà là một cặp vợ chồng đã về hưu, mong muốn sửa lại nơi ở thành một chốn khang trang hơn để tận hưởng tuổi già và sum vầy với con cháu mỗi dịp lễ, Tết. Ngôi nhà cũ, xây dựng trên nền đất ruộng, trong một dãy phố công chức dành cho cán bộ địa phương.  nhanuamai.jpg

Theo thời gian, thành phố thay cho thị xã, đường mới xuất hiện, những công trình du nhập thay thế dần những ngôi nhà hóa giá cũ. Tuy vậy, cặp nhà song lập đã qua vài lần sửa chữa này vẫn giữ được hình thức kiến trúc ban đầu, dù chưa tươm tất song cũng thể hiện phần nào tính chất nhà ở Nam bộ. Sự kết hợp của hai căn nhà tạo nên một khoảng lặng trên đà phát triển của dãy phố. 

nhanuamai01.jpg

nhanuamai03.jpg

nhanuamai02.jpg

Phương án thiết kế giữ lại nửa mái trước, sênô, hàng hiên của khối nhà cũ - những chi tiết chính làm nên sự hòa hợp giữa hai công trình và thể hiện tinh thần một căn nhà miền Tây. Ngôn ngữ “NỬA MÁI” được áp dụng cho khối nhà xây mới phía sau hình thành một tổng thể thống nhất. Hình thức công trình đương đại nhưng không quá xa cách vì cơ sở tạo hình bắt nguồn từ nền tảng căn nhà hiện hữu. 

Vật liệu tháo dỡ từ ngôi nhà cũ, các chậu cây kiểng và vật dụng vốn có được chọn lọc, hoàn thiện tái sử dụng; sắp xếp lại hòa trộn với những phần xây dựng mới. Hệ khung kết cấu được gia cố bởi dàn kèo thép có khoảng vượt 5m giải phóng hoàn toàn hàng cột hiên dưới sênô. cho không gian chung thoáng mở xóa nhòa giới hạn trong ngoài, ngăn cách nhau bởi hệ cửa xếp trượt. Cây xanh bố trí thành từng nhóm bao bọc khu vực tiếp khách phía trước. 

Cách tổ chức căn nhà giữ nguyên nếp sinh hoạt dưới hiên, quanh vườn của gia chủ nhưng trong một công trình phóng khoáng và hiện đại hơn. 

Học và làm việc ở Sài Gòn khoảng 10 năm, sự phức tạp của môi trường sống cho tôi thói quen thiết kế những công trình “đóng”. Lối sống của người thành thị yêu cầu tạo ra những không gian khép kín được xử lý thông thoáng, chiếu sáng và lấp đầy bởi sự tiện nghi, nhưng cũng làm mất đi sự liên hệ giữa con người.

Chúng tôi học lại nhiều điều khi xây dựng công trình này. Cách người dân địa phương dành tình cảm cho nhau và cho môi trường sống; cách họ quan tâm nhau; cách họ mở ngôi nhà đón khách, hay như cách họ mở lòng mình.

Công trình mở, lòng người cũng mở. 

nhanuamai27.jpg

nhanuamai28.jpg

nhanuamai29.jpg

nhanuamai30.jpg

nhanuamai04.jpg

nhanuamai05.jpg

nhanuamai06.jpg

nhanuamai07.jpg

nhanuamai08.jpg

nhanuamai09a.jpgnhanuamai09b.jpg

nhanuamai10.jpg

nhanuamai11a.jpgnhanuamai11b.jpg

nhanuamai12.jpg

nhanuamai13.jpg

nhanuamai14.jpg

nhanuamai15.jpg

nhanuamai16.jpg

nhanuamai17a.jpgnhanuamai17b.jpg

nhanuamai18.jpg

nhanuamai19a.jpgnhanuamai19b.jpg

nhanuamai20.jpg

nhanuamai21.jpg

nhanuamai22.jpg

nhanuamai23a.jpgnhanuamai23b.jpg

nhanuamai24.jpg

nhanuamai25.jpg

nhanuamai26.jpg

Nhà NỬA MÁIĐịa điểm: Vĩnh Long Thiết kế: Kiến trúc sư: Nguyễn Đặng Anh Dũng + Âu Ý Nhiên, Bùi Thanh Sang, Nguyễn Hữu Thể Trang, Nguyễn Văn Trung, Võ Đình Huỳnh, Vũ Anh Tuấn Xây dựng: Trần Đáp + Phạm Xuân TrườngHình ảnh : Quangdam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022