Hai_Duong_VLeague_1.jpg(Từ trái qua, từ trên xuống) Văn Sơn, Văn Toàn, Văn Thanh, Đức Huy, Trọng Đại là những tuyển thủ U23 Việt Nam quê Hải Dương. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Nếu thử lập một danh sách cầu thủ Hải Dương đang khoác áo các đội tuyển Việt Nam, chúng ta sẽ có đủ một đội hình tuyển thủ với toàn những cái tên đình đám như Văn Toàn, Văn Thanh, Mạc Hồng Quân, Xuân Thành...1. Trong danh sách tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2016 hồi năm ngoái, có một đôi bạn rất đặc biệt: Nguyễn Văn Toàn và Vũ Văn Thanh.Cả hai cùng trưởng thành từ một miền quê, cùng gia nhập Hoàng Anh Gia Lai cách đây 9 năm, cùng học chung một lứa ở phố núi, cùng lên U19 Việt Nam hồi năm 2013. Bây giờ, họ cùng có mặt ở đội tuyển quốc gia, cùng đá bên cánh phải. Họ là đôi cánh Hải Dương ở tuyển Việt Nam.[Bóng đá Hải Dương: Hệ thống đào tạo trẻ kỳ lạ và chất lượng bậc nhất] V-League 2016 đánh dấu một mùa giải tuyệt vời với bộ đôi này. Văn Thanh chơi cực hay, tiến bộ thần tốc về mọi mặt, ghi 8 bàn trước khi giành danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất. Văn Toàn, sau giai đoạn tịt ngòi kéo dài 14 trận, đã bùng nổ ở lượt về với 6 lần lập công. Anh được bình chọn là Cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai hay nhất mùa.Văn Toàn và Văn Thanh cũng là hai cái tên nổi tiếng và tiêu biểu cho sức mạnh của bóng đá Hải Dương. Họ chính là trụ cột trong chức vô địch U11 quốc gia 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh - danh hiệu đầu tiên của bóng đá Hải Dương ở sân chơi này. Sau chức vô địch ấy, chuyên gia Nguyễn Văn Vinh đã bay thẳng ra Hải Dương, thuyết phục địa phương này đưa cả bốn cầu thủ đá chính của U11 Hải Dương gia nhập học viện JMG (hai người còn lại là Văn Sơn, Văn Anh).
Hai_Duong_VLeague_2.jpgVăn Toàn (trái) và Văn Thanh (phải) thậm chí chiếm suất đá chính ở đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Chức vô địch U11 năm 2007 cũng mở ra một thời kỳ vàng son với bóng đá trẻ Hải Dương. Từ đó tới nay, Hải Dương đã có mặt ở tám trận chung kết, giành năm chức vô địch. Hàng loạt tài năng trẻ của Hải Dương đã lên đường tới những lò đào tạo hàng đầu như Gia Lai, Viettel, Hà Nội, Nghệ An...[Bài 2: “Bọn bóng đá đứa nào học cũng thông minh”]Rất nhiều người bây giờ đã có chân ở các đội tuyển quốc gia, đá chính tại V-League và giải Hạng Nhất trong màu áo nhiều câu lạc bộ khác nhau.2. Cùng khóa với Văn Toàn, Văn Thanh, Văn Sơn (Hoàng Anh Gia Lai) và Đức Huy (Hà Nội T&T) đều đã lên U23 Việt Nam và hiện đang thi đấu tại V-League. Một cái tên khác là Nguyễn Xuân Nam từng về nhì trong cuộc đua Vua phá lưới ở Giải vô địch quốc gia Lào.
Hai_Duong_VLeague_3.jpgVăn Toàn (giữa) vô địch Giải U11 toàn quốc năm 2007 trong màu áo Hải Dương. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Dưới họ một khóa, Nguyễn Trọng Đại là đội trưởng U19 Việt Nam. Bên cạnh Đại, Lê Đắc Hùng, Nguyễn Văn Toản, Triệu Việt Hưng, Ngyễn Đức Chiến. Mạc Đức Việt Anh... là các thành viên khác của tuyển U19.Danh sách này còn được bổ sung hai cái tên đặc biệt là Mạc Hồng Quân (Than Quảng Ninh) và Nguyễn Xuân Thành (Bình Dương). Tuy không trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Hải Dương nhưng bộ đôi tuyển thủ Việt Nam ở AFF Cup 2014 này là những người Hải Dương chính gốc.Cùng với nhau, Hải Dương đã có gần đủ một đội hình cho tham vọng V-League.
Hai_Duong_VLeague_4.JPGĐội trưởng U19 Việt Nam vừa giành vé dự U20 World Cup lần đầu tiên trong lịch sử Nguyễn Trọng Đại. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
3. Với những tên tuổi ấy, Hải Dương hoàn toàn đủ điều kiện về con người cho tham vọng V-League. Nhưng họ không thể đáp ứng được yêu cầu tài chính của giải đấu. Mỗi năm, tổng ngân sách cho bóng đá của Hải Dương chỉ là gần 2 tỷ. Trong khi đó, kinh phí cho một đội chuyên nghiệp ở giải Hạng Nhất là khoảng 15 tỷ/mùa còn đội V-League là trên 40 tỷ. Vài năm trước đây, Hải Dương đã xây dựng thêm lứa U15 nhưng buộc phải bỏ dở kế hoạch do không đủ kinh phí.[Bóng đá trẻ Hải Dương: "Nếu đá sòng phẳng ở cấp độ U11 và U13..."]Nhưng điều đó không có nghĩa là Hải Dương sẽ ngừng mơ về V-League. Giám đốc Trung Tâm Đào Tạo - Huấn Luyện Thể Thao Hải Dương Vũ Đình Thịnh chia sẻ: “Điều quan trọng là chúng tôi chưa từng từ bỏ mục tiêu ấy. Vấn đề là khi nào Hải Dương mới có các điều kiện và điều kiện ấy có đủ cho tham vọng của chúng tôi không. Bởi thể thao không thể không có bóng đá. Bóng đá là ông hoàng, là Vua của các môn thể thao. Nếu thành phố có đội bóng, mỗi tuần người dân sẽ đều có một ngày hội.”
Hai_Duong_VLeague_5.jpgV-League vẫn là giấc mơ đau đáu của những người làm bóng đá Hải Dương. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Giấc mơ xa xôi ấy cũng là điều mà mỗi người dân và mỗi cầu thủ Hải Dương đang gửi gắm. Ông Nguyễn Văn Tạo - bố của tuyển thủ quốc gia Văn Toàn, khẳng định: “Nếu Hải Dương mà thành lập được đội đá V-League thì còn gì tuyệt vời hơn thế. Đó là tiếng gọi của quê hương. Tôi nghĩ Toàn nó cũng sẽ muốn trở về.”Ông Tạo không sai bởi đó cũng là niềm mong mỏi của con trai ông - tuyển thủ quốc gia Văn Toàn: “Nếu tương lai, Hải Dương có đội dự V-League, nếu em vẫn còn đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn, em chắc chắn sẽ hướng về quê nhà. Bởi quê hương vẫn luôn ở trong trái tim em.”/.
Lê Thế Thọ và bóng đá Hải DươngBóng đá Hải Dương đã biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp từ rất lâu. Nhắc tới Hải Dương hiện tại, chúng ta chỉ còn nhớ tới bóng đá trẻ, bóng bàn, bóng chuyền. Nhưng lịch sử bóng đá Hải Dương không chỉ đơn giản như thế.Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, bóng đá Hải Dương đã có đội chơi ở giải Hạng A (tương đương V-League bây giờ). Ngày ấy, Sông Lam Nghệ An lừng lẫy vẫn còn đang đá ở giải Hạng B.Danh thủ huyền thoại Lê Thế Thọ - Cầu thủ Việt Nam hay nhất trong 50 năm qua, là một người Hải Dương. Ở cuộc bầu chọn từ 158 chuyên gia hồi năm 2004 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, ông Lê Thế Thọ đã chiến thắng tuyệt đối với 76 phiếu bầu, hơn hẳn người đứng nhì Phạm Huỳnh Tam Lang (chỉ được 19 phiếu).

Theo vietnamplus.vn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022