Được chọn trong một cuộc thi thiết kế mở, phương án của công ty Denton Corker Marshall cho công trình Thư viện trung tâm mới của Trường đại học quốc tế Indonesia đã được thiết kế để khéo léo để kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Nằm trên khu đất dễ nhìn và tại trung tâm trường đại học bên hồ nước, hình dáng vòng cung công trình gắn kết với các khối công trình và đường giao thông vòng tròn mạnh mẽ xung quanh, yếu tố tạo nên sự khác biệt của khuôn viên trường. Công trình được thiết kế như một phần kiến trúc gắn liền với mặt đất, nó hòa quyện một cách tinh tế giữa công trình và cảnh quan thiên nhiên để kiến tạo nên một khối đất công năng của vùng khí hậu nhiệt đới.  

CentralLibrary.jpgCác tòa tháp tượng hình bao bọc bởi đá granit và các dải kính hẹp (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary09.jpgToàn bộ công trình nhìn từ hồ nước vào ban ngày với không gian sự kiện ngoài trời (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary01.jpgThư viện trung tâm Đại học Indonesia nhìn từ hồ nước vào ban đêm (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary08.jpgCác tòa tháp vươn cao trên khối đất bao phủ bởi mái cỏ xanh (nguồn: ArchDaily) 

Một loạt các tòa tháp được thiết kế vươn lên cao giữa khối đất bao phủ bởi mái cỏ xanh như những phiến đá tượng hình. Về ý tưởng thiết kế, các tòa tháp xuất phát từ phong tục cổ của người Indonesia là khắc ghi kiến thức lên các phiến đá. Việc tham khảo khía cạnh truyền thống này đã tạo một bước chuyển tiếp mạnh mẽ vào nền kiến trúc hiện đại của Indonesia. Các phiến đá lát granit này có chiều cao đa dạng được 'khắc' bởi các dải kính hẹp nhằm lọc ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong. 

Hình dáng vòng cung công trình bị 'xói mòn' từ phía khu đất bên hồ tạo nên một không gian sự kiện mở ngoài trời bao quanh bởi cây gụ lâu năm. Việc 'xói mòn' này đồng thời đem lại ánh sáng tự nhiên chiếu sâu hơn vào bên trong công trình. Các khối tháp vươn lên với chiều cao năm tầng và được bố trí tại phần rìa ngoài của mặt bằng tồng thể. Bên dưới các khối tháp là lớp cách nhiệt hiệu quả bằng lớp đất tự nhiên và mái bê tông. Đây là nơi lưu trữ các văn kiện quý hiếm, các loại sách và tài liệu tham khảo / nghiên cứu bên trong một không gian với nhiệt độ ổn định và tách biệt với ánh nắng trực tiếp mặt trời. Lớp bao phủ bên ngoài bằng đá granit và các dải kính hẹp góp phần giảm nhiệt lượng hấp thụ, và tải lạnh của hệ thống điều hòa không khí.

Gần lõi của công trình là các khu vực đọc sách được thiết kế đa dạng về hình dáng, từ những không gian mở cho đến các phòng đọc riêng biệt. Các phòng họp và thuyết trình seminar khác nhau được bố trí tại các tầng trên và có hướng nhìn ra hồ nước. Việc loại bỏ các thư viện khoa và các nhóm ngành, vốn phân tán các hoạt động sinh viên, bằng các không gian tiện ích mới - không gian mái hiên ngoài trời, căn tin ăn uống, ngân hàng, cửa hàng thương mại và không gian triển lãm tạm: Thư viện trung tâm đã trở thành một điểm đến mới, nơi để sinh viên tương tác, giao lưu và tiếp nhận kiến thức. 

CentralLibrary06.jpgMặt bằng tổng thể công trình gắn kết với các khối công trình và đường giao thông vòng tròn hiện hữu (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary10.jpgMặt bằng tầng 1 công trình bên cạnh hồ nước (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary05.jpgMặt bằng tầng 4 với tầm nhìn hướng ra hồ nước (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary07.jpgGóc nhìn cận cảnh công trình (nguồn: ArchDaily) 

CentralLibrary02.jpgSảnh ra vào chính của công trình với các cửa sổ lấy sáng trên mái (nguồn: ArchDaily)

CentralLibrary03.jpgRamp dốc khuyến khích sự đi bộ, tương tác và tận hưởng vẻ đẹp không gian nội thất (nguồn: ArchDaily)

CentralLibrary04.jpgCầu thang trên cao kết nối các tầng (nguồn: ArchDaily) 

Giao thông bên trong công trình được tổ chức rõ ràng. Không gian nội thất mở tạo ra các tầm nhìn rộng và đồng thời khuyến khích sự tương tác. Giao thông phương đứng được thiết kế chủ yếu dựa vào các ramp, khuyến khích sinh viên và khách đi bộ thay vì sử dụng thang máy, và để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp không gian nội thất. Một loạt các ramp cong chiếm khu vực thông tầng giữa các tầng và phòng đọc sách. Cửa sổ trời được tạo bởi các trục ánh sáng cắt trực tiếp vào khối công trình bên trên các sảnh đón và các giá sách thư vện. 

Nước mưa được thu để sử dụng lại trên khu đất, nước thải được xử lý và tái chế, và lượng điện năng tiêu thụ được giảm thiểu. Việc giữ lại các cây trồng lâu năm và thảm thực vật hiện hữu trên khu đất rộng 2,5 hecta là một phần quan trọng trong việc thiết kế. Và cùng với mái xanh, thiết kế đảm bảo thư viện có được một khu vực cảnh quan cây xanh rộng lớn. 

Thư viện Trung tâm của Trường Đại học Indonesia xứng đáng là một công trình điểm nhấn đầy cảm hứng và góp phần nâng cao giá trị cho khuôn viên trường đại học./. 

Trường Kiến trúc & Thiết kế - Đại học RMIT mời bạn tham gia Hội thảo Chuyên đề Kiến trúc của KTS. Budiman Hendropurnomo - Giám đốc Thiết kế của Công ty Denton Corker Marshall - với bài giới thiệu của Giáo sư Sand Hesel, Phó Hiệu trường Trường Kiến trúc và Thiết kế, Đại học RMIT. 

  • Thời gian: 18:00 Thứ 6 ngày 13/12/2013.
  • Địa điểm: Giảng đường Melbourne Theatre, Tòa nhà 1, Lầu 2, Phòng 35 - Trường Đại học RMIT Nam Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TPHCM.
  • Chi phí: Miễn phí và chào đón tất cả mọi người, những kiến trúc sư, các nhà thiết kế & sinh viên.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng tại Hội thảo. 

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng xem Facebook: "PRS Asia Public Lecture - Budiman Hendropurnomo" hoặc liên hệ trực tiếp Dr. Graham Crist, Graham.Crist@rmit.edu.auĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Linh Quang 

inShare0
Trang kế >>

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022