Sejima và Ryue Nishizawa, đồng sáng lập SANAA, đã được tao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 2010. Rolex Learning Centre  được miêu tả như là một "không gian công cộng thân mật". Ý tưởng chính là tạo ra một căn phòng thật lớn, nơi mà con người, và các chương trình, hoạt động có thể gặp gỡ, giao lưu và có tính kết nối hơn. Công trình không hề có tường ngăn chia nên mọi hoạt động được tiếp cận diễn ra không giới hạn. Với hệ thống ít phân cấp không gian và không bố trí không gian riêng tư, Rolex Learning Centre đã tạo ra một điểm đến mới  thu hút những nhà khoa học - cách mạng tiềm năng đến không gian- mang tính cách mạng của chính mình. 

rlc02.jpg Rolex Learning Centre / SANAA

Thông tin dự án: EPFL Rolex Learning Center, Đại học Bách khoa Liên bang Lausanne (EPFL), Thụy Điển

Công ty kiến trúc: SANAA, Tokyo, Nhật Bản Chủ đầu tư : Losinger Construction SA, Bussigny/ Thụy Điển Nhóm dự án:  Kazuyo Sejima, Ryue Nishizawa, Yumiko Yamada, Rikiya Yamamoto, Osamu Kato, Naoto Noguchi, Mizuko Kaji, Takayuki Hasegawa, Louis-Antoine Grego, Tetsuo Kondo, Matthais Haertel, Catarina Canas Thiết kế điện:  Scherler SA, Le Mont/Lausanne/ Thụy Điển Lắp đặt điện:  ETF, Bulle / Thụy Điển Giải pháp chiếu sáng:  Zumtobel Kiến trúc địa phương:  Architram SA

cleveland-clinic-lou-ruvo-center-for-bra Lou Ruvo Center - Trung tâm nghiêm cứu não bộ tại Las Vegas, Mỹ / Frank Gehry

Kể từ thời kỳ bùng nổ khuynh hướng kiến trúc hiện đại của Gerrit Rietveld và Frank Lloyd Wright, và tư tưởng về kiến trúc của Hans Scharoun và Le Corbusier được truyền bá rộng rãi, đã có một vài thay đổi mạnh mẽ trong trật tự không gian kiến trúc hiện đại. Rất nhiều công trình trên thế giới đã và đang tiếp cận xu hướng kiến trúc đương đại, nhưng khi hình ảnh của các công trình ngày càng được thương mại hóa, tính mỹ thuật của các không gian được thiết kế bởi kiến trúc sư như Frank Gehry hay Zaha Hadid lại dường như quá coi trọng hình thức vỏ ngoài kiến trúc, phô trương phong cách cá nhân.

Tuy nhiên, cặp đôi kiến trúc sư Nhật Bản-Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa đến từ SANAA , đã kiềm chế hơn trong việc theo đuổi trật tự không gian mới. Sử dụng ngôn ngữ kiến trúc không lời, họ tập trung vào việc làm thế nào để kết nối con người, địa điểm và tổ chức các hoạt động.

23.jpg Cặp đôi kiến trúc sư Nhật Bản - Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa / SANAA

Dù mục đích đạt được là cá nhân hay lợi ích chung, như đề án gian trưng bày kính của Bảo tàng Nghệ thuật Toledo ở Mỹ (AR tháng 11 năm 2006), Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại thế kỷ 21 tại Kanazawa, Nhật Bản, hay như căn nhà Moriyama ở Tokyo (AR August 2007), đã chứng minh rằng cách mà Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa  sử dụng việc sắp đặt không gian độc đáo, tổ chức mặt bằng linh hoạt, luôn thuyết phục hơn việc chỉ sử dụng kết cấu kiến trúc không lời.

stringio-11.jpg Bảo tàng Nghệ Thuật Đương Đại, New York. Ảnh © Iwan Baan

Tuy nhiên cũng có những thời điểm SANAA lạc lối vào những nguyên tắc, họ đã quá coi trọng chủ nghĩa hình thức, ví như trong trường hợp bảo tàng Nghệ Thuật Đương Đại ở New York (AR, 4/2008) SANNA đã thất bại trong việc tạo ra không một gian trưng bày tinh tế như chúng ta mong đợi. May mắn thay, công trình này chỉ được xem như một điểm trừ riêng lẻ trong quá trình làm việc , và sau đó SANNA đã tạo ra một không gian đầy mê hoặc cho Đại học Bách khoa Liên bang Lausanne (EPFL), Thụy Điển.

Arch2O-Rolex-Learning-Center-by-SANAA-14 Ảnh © SANAA

Việc xây dựng công trình này đương nhiên được xem xét một cách chi tiết, kỹ lưỡng , với khoảng không gian giao thông bộ 20.000m2 xác định bởi một lớp vỏ bê tông mềm mại đáng kinh ngạc, được neo giữ bởi 1 tầng hầm bằng 70 dây cáp dự ứng lực, và đổ nguyên khối chỉ trong 2 ngày. Mặc dù vậy, trong khi một vài kiến trúc sư khác được tán dương bởi những thành tựu kỹ thuật đáng chú ý, thì SANNA đề cao việc thảo luận về bề mặt của vỏ công trình, mang lại một lớp địa hình mái không gián đoạn vốn có.

29pritzker_CA0-popup.jpg Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa tại Rolex Learning Centre

"Ý tưởng về công trình chính là tạo ra một căn phòng thật lớn, nơi mà con người, và các chương trình, hoạt động có thể gặp gỡ, giao lưu và có tính kết nối hơn". Nishizawa giải thích,  " Không hề có tường ngăn chia, nên các chương trình, các hoạt động có thể tiếp cận tới bất kỳ đâu. Giống như một công viên vậy"

AS.jpg Không gian nội thất vô tận. Ảnh © Iwan Baan

Chính tính tự nhiên không giới hạn của khối không gian đơn này, đã khiến SANNA giành được hợp đồng, chủ tịch EPFL Patrick Aebischer nhắc lại: " Trung tâm học tập mới này minh họa cho tầm nhìn của chúng ta về một trường đại học, nơi mà ranh giới truyền thống giữa các khoa bị phá bỏ, nơi mà không gian công cộng chính là để đón nhận cảm hứng, và hành động. Đề án của SANNA là thứ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây: Một công trình không có cửa"

ass.jpg Ảnh © Iwan Baan

Mặc dù vậy, để đạt được tầm nhìn này là cả một quá trình đòi hỏi từ cả phía khách hàng và các chuyên gia cố vấn địa phương, quan tâm hơn đến những thách thức kỹ thuật và tài chính được đặt ra. " Mức giá thi công công trình không bao gồm những đường gò cong", ông nói " nên chúng tôi đã tìm kiếm các nhà tài trợ chi trả cho nó, trị giá hơn 50 triệu franc Thụy sĩ (£30.600.000)". Vì thế, Trung tâm học tập Rolex trị giá  £65.000.000 đã ra đời, được huy động tài chính "mềm" từ Rolex, Logitech, Bouygues Construction, Credit Suisse, Nestlé, Novartis và SICPA.

Arch2O-Rolex-Learning-Center-by-SANAA-16 Ảnh quá trình thi công mái nguyên khối
A1.jpg Rolex Learning Centre trong khuôn viên EPFL

Với mặt bằng và khối vuông vắn, công trình phù hợp với các nguyên tắc quy hoạch tổng thể ôn hòa của EPFL.  Với hệ thống ít phân cấp không gian và không bố trí không gian riêng tư, Rolex Learning Centre đã tạo ra một điểm đến mới cho sinh viên và quan khách. Bên dưới vỏ bề mặt bê tông sáng sủa, các sân trong không liên tục tiếp nối tạo thành một cảnh quan dưới mái, nhiều tuyến đường đi lại tự do trên mặt sàn, cho phép người sử dụng công trình đi lại, và tiếp cận đa điểm.

tumblr_li32mcyoQl1qf2adko1_1280.jpg Hướng tiếp cận đa điểm đến công trình
85c4214763f2b68b6e342b83ee8589d1.jpg Phân khu chức năng

Lối vào chính đặt tại trung tâm mặt bằng, dẫn trực tiếp vào khu vực cà phê và thực phẩm, khu vực này chiếm ít vòm nội bộ nhất. Từ đây, hai gợn sóng mọc lên cắt ngang qua không gian; một về phía Tây, bao phủ một khán phòng 600 chỗ ngồi ( có lối vào riêng từ sân trong khi sử dụng độc lập) và một về phía Đông, chia làm hai nhánh để tạo thành hai đỉnh, một cho thư viện ở phía Bắc, một cho nhà hàng ở Phía Nam- nơi có cao độ lớn nhất trên mặt bằng-  chính là nơi phản chiếu ngoạn mục hình ảnh của dãy Mont Blanc xuyên qua Hồ Geneva vào những ngày đẹp trời.

dzn_Rolex-Learning-Centre-by-SANAA-photo Ảnh © Julien Lanoo

Khi tiếp cận công trình, ban đầu có thể sẽ tạo ra cảm giác khá bối rối cho người sử dụng, nhưng về lâu dài sẽ tạo thái độ thoải mái và thân mật trong việc học tập, nghiên cứu cũng như giao thông đi lại.

dzn_Rolex-Learning-Centre-by-SANAA-photo Đoạn dốc đến 30 độ. Ảnh © Julien Lanoo

Không thể phủ nhật rằng đối với một số người, các đường cong khá dốc, ở một số địa điểm, có thể dốc tới 30° gây ra cảm giác trượt xuống bất ngờ. Vì vậy đòi hỏi cần bố trí thêm các đường dốc dễ tiếp cận, các bậc và thang máy cho người khuyết tật tích hợp cùng các bậc thang dài chuyển tiếp thành nơi học tập, giao lưu gặp gỡ. Ngoài ra,biện pháp khác như: cung cấp đường ray trên sàn để giúp những người thị lực kém định hướng nội thất, tuy nhiên dường như việc này cũng không đem lại hiệu quả khi thực sự trải nghiệm không gian thực tế. Bởi lẽ, cảm giác mạnh mẽ nhất còn đọng lại chính là hiệu ứng đầy mê hoặc khi thay đổi góc nhìn liên tục, sống động, tận hưởng một không gian rộng lớn như đường chân trời nhấp nhô cùng cảnh quan đồi núi phía xa.

dzn_Rolex-Learning-Centre-by-SANAA-photo Ảnh © Julien Lanoo
Arch2O-Rolex-Learning-Center-by-SANAA-02 Ảnh © Julien Lanoo

EPFL là một tổ chức khoa học nghiêm túc và có tính cạnh tranh, nên không dễ dành bị che mắt bởi nghệ thuật quảng cáo hay những xu hướng kiến trúc mới. Thúc đẩy ranh giới giữa nghiên cứu sinh học và kỹ thuật, EPFL nhận ra sự cần thiết chính là cần thu hút các nhà khoa học tốt nhất trên thế giới, và cùng với việc hoàn thành Trung tâm Học tập Rolex hiện tại, được trang bị tốt hơn, để thu hút những nhà khoa học-cách mạng tiềm năng đến không gian- mang tính cách mạng của chính mình.

Arch2O-Rolex-Learning-Center-by-SANAA-17 Mô hình công trình- SANAA
Không còn nghi ngờ gì nữa, SANAA chính là thực tế một cuộc cách mạng khoa học, và với sự đóng góp của kiến trúc sư đối với dự án này, đã góp phần mở rộng tầm ảnh hưởng của họ đến kiến trúc đương đại, và thậm chí xa hơn nữa. Sejima và Nishizawa hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng Pritzker Prize danh giá.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022