Trong một thế giới “phẳng” ngày nay, kiến trúc không chỉ đơn thuần là những khái niệm cơ bản như hình khối, đường nét hay màu sắc, vật liệu nữa mà còn cần phải chuyển tải một thông điệp về văn hóa, về bản sắc và mang một cá tính riêng biệt. 

Nói đến điều này thì những sáng tạo của kiến trúc sư đương đại nổi tiếng thế giới người Nhật, Tadao Ando, có thể là một minh chứng sáng giá. Những công trình của ông về mặt hình thể, cấu trúc không gian cũng như vật liệu sử dụng không hề gợi nhắc đến kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Tuy nhiên Tadao Ando vẫn được coi là kiến trúc sư thiết kế mang tính Nhật Bản bậc nhất. Phải chăng ông đã chuyển tải được cái thần, cái không khí mà một không gian kiến trúc truyền thống Nhật Bản luôn mang lại trong khi đã hoàn toàn xa rời nó về mặt hình thức và ngôn ngữ kiến trúc?  

TadaoAndo1a.jpgNhà thờ Ánh sáng ở Ibaraki ngoại ô Osaka, Nhật Bản / Tadao Ando 

TadaoAndo2.jpgKiến trúc truyền thống của Nhật được biết đến nhiều nhất qua việc ý niệm hoá thiên nhiên, “chắt lọc” những yếu tố thiên nhiên như ánh sáng, một khung hình được “cắt cảnh” một cách chủ động hay những giới hạn, những không gian đóng mở theo trục, theo lớp. Tadao Ando đã làm được điều này như một bậc thầy. Kiến trúc của ông là một “sự hòa quyện kì diệu” giữa tinh thần Nhật Bản và những hình khối và kỹ thuật của phương Tây. Trong những công trình của ông, cấu trúc hình khối và đường nét vô cùng đơn giản và mạch lạc với những bức tường bê tông trần thô ráp. Ánh sáng được đưa vào trong không gian hoặc qua những khe hẹp được cắt trên tường, trên mái tạo thành những vệt sáng dài và mảnh – làm cho nó trở nên “linh thiêng”, hoặc nói theo cách của ông, được lọc qua những mảng gạch kính lớn tạo nên một thứ ánh sáng “mờ ảo” – tương tự cửa trượt giấy bồi của người Nhật. Những không gian trong công trình của ông được đóng mở, những tuyến hành lang dài kết nối các không gian một cách gián tiếp, qua những điểm trung gian chuyển tiếp trên tiến trình di chuyển là những tinh hoa ông cô đọng được từ cách tổ chức không gian truyền thống Nhật Bản. 

Nói như Kiến trúc sư Kenzo Tange – cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại Nhật Bản : “Cần phải thấu hiểu một cách tường tận sâu sắc những nguồn gốc hình thành kiến trúc truyền thống. Ở bất kỳ nơi nào kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thông qua điều kiện thiên nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người mà có được không gian, tỷ lệ và hình thức kiến trúc địa phương thích hợp, đó là cái hồn của kiến trúc truyền thống, cần phải nắm bắt và khai thác". 

TadaoAndo4.jpg

TadaoAndo3.jpg

Phạm Kiều Phúc - KTS Trần Mạnh Hùngmodule7design

0

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022