1. Lắng nghe tiếng nói của cây

ImageView.aspx?ThumbnailID=647939Giữ cho chậu cây xanh tươi dễ hơn là đợi chúng héo úa và rồi tìm cách phục hồi lại

Nếu trong chậu trồng nhiều loài cây chen chúc nhau, khi một cây có bệnh, bạn sẽ phải đề phòng những cây chung quanh cũng sẽ lây bệnh. Theo dõi cẩn thận tình trạng chậu cây là bí kíp trong trường hợp này. Hãy kiểm tra từ tán lá trong chậu cây đến cách tưới nước của bạn, quan sát và "lắng nghe" xem những cây hoa kiểng trong chậu cần gì là cách bạn có thể cứu chúng.

Tìm kiếm những chú sên nhỏ quanh gốc cây, hái bỏ những lá cây chết, bắt những loài côn trùng hại cây. Tưới đủ nước để giúp cây luôn xanh tươi. Giữ cho chậu cây xanh tươi dễ hơn là đợi chúng héo úa và rồi tìm cách phục hồi lại. 

2. Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt 

ImageView.aspx?ThumbnailID=647940

Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây kiểng trong chậu

Nên thiết kế van khóa nước cho mỗi đường ống tưới nước nhỏ giọt cho mỗi chậu cây. Nhờ đó bạn có thể điều khiển được lượng nước vừa đủ thích hợp cho mỗi chậu cây. Những chậu cây có độ lớn - nhỏ khác nhau cần lượng nước ít, nhiều khác nhau.

Cần tính lượng nước vừa đủ theo tốc độ nhỏ giọt của hệ thống tưới nước sao cho nước trong chậu không quá nhiều đến nỗi cây bị úng hoặc cây không đủ nước tưới. Trong ngày nắng nóng, bạn có thể mở hệ thống tưới nước nhỏ giọt hai lần mỗi ngày. Chỉ cần mở hệ thống tưới nước trong vòng 5 phút trong ngày có nhiệt độ không quá nóng.

3. Loại bỏ hoa lá chết và mảnh gạch đá

ImageView.aspx?ThumbnailID=647941Cắt bỏ những bông hoa héo và lá cây vàng úa sẽ giúp chậu cây trông xanh tươi hơn

Cắt bỏ những bông hoa héo và lá cây vàng úa sẽ giúp chậu cây trông xanh tươi hơn, đồng thời giúp chúng phục hồi năng lượng để có thể tiếp tục trổ thêm những nụ hoa mới. Cũng đừng quên làm sạch bề mặt chậu đất. Những bông hoa chết và lá rụng trên mặt chậu cây khiến chậu cây luôn bị ẩm ướt và bị che phủ bởi xác hoa lá thối rữa.

Nhặt sạch những mẩu gạch đá cũng như những xác lá hoa thối rữa cả trên bề mặt lẫn tầng đất dưới sâu trong chậu cây, giúp cho đất trong chậu luôn "khỏe mạnh" để nuôi cây.

4. Chữa dịch bệnh cho cây

ImageView.aspx?ThumbnailID=647942Cần phát hiện và chữa dịch bệnh cho cây kịp thời

Những con ốc nhỏ, sâu có thể phá hoại nặng nề tất cả lá và nụ hoa trong chậu. Loại bỏ hết những con ốc nhỏ sống trong chậu. Sớm tìm ra dịch bệnh của cây. Dùng hóa chất diệt ốc và sâu ăn hại cây. Diệt hết các loại côn trùng gây hại cho cây. Dùng những sản phẩm sinh học để diệt trứng côn trùng và ấu trùng trên cây trong chậu.

Nên xịt thuốc diệt côn trùng sống trong chậu cây vào buổi sáng. Xịt trực tiếp trên côn trùng nếu có thể. Xịt trên bề mặt và dưới mặt lá để diệt gọn côn trùng. Không xịt thuốc vào những loài côn trùng không gây hại như bọ rùa, ong.

5. Chọn chậu cây đúng chuẩn và kích cỡ

ImageView.aspx?ThumbnailID=647943Chậu có độ lớn thích hợp sẽ tốt hơn cho những loại cây bạn trồng trong chậu

Bạn nên chọn chậu có kích cỡ lớn vừa đủ để chứa những loại cây bạn trồng trong chậu. Kích cỡ chậu quan trọng hơn là kiểu dáng chậu. Chậu có độ lớn thích hợp sẽ tốt hơn cho những loại cây bạn trồng trong chậu. Những cái chậu lớn sẽ giúp bạn đỡ phải tưới nước thường xuyên hơn.

Dùng chậu làm bằng chất liệu sợi thủy tinh hoặc chậu gốm với trọng lượng nhẹ. Chậu gốm thường có màu sắc và kiểu dáng phong phú, làm tăng nét đẹp cho khu vườn nhà bạn. Chậu gốm cũng có thành chậu dầy giúp giữ hơi ẩm, chống sương giá và không hút nước.

Tránh dùng chậu đất nâu đỏ vì loại chậu này thấm nước mà bạn tưới cho cây và dễ bị vỡ. Bạn cũng nên tránh sử dụng chậu bằng kim loại vì chúng hút sức nóng khiến chậu cây có thể trở nên quá nóng cho sự tăng trưởng của cây và nguy cơ cây bị thiêu cháy. Nếu bạn quá yêu thích những chậu cây bằng chất liệu kim loại, lúc đó nên dùng chậu kim loại tạo dáng bên ngoài chậu sứ.

6. Chuẩn bị chậu trồng cây hợp lý 

ImageView.aspx?ThumbnailID=647944Chậu cây chính là ngôi nhà của những gốc cây kiểng yêu quý mà bạn cần chú ý và có sự chuẩn bị thích đáng

Chậu cây chính là ngôi nhà của những gốc cây kiểng yêu quý mà bạn cần chú ý và có sự chuẩn bị thích đáng. Sử dụng chậu có 5 - 8 lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Nên sử dụng chậu có kích cỡ trung bình khoảng 0,9 m3. Kê đáy chậu cao hơn mặt đất ít nhất vài xăng ti mét.

Không nên đặt chậu sát mặt đất khiến nước trong chậu không thể thoát ra ngoài. Nếu nước trong chậu bị úng vì không thể thoát ra khỏi đáy chậu, rễ cây có nguy cơ bị thối rữa. Có thể dùng một chiếc dĩa gốm lót dưới đáy chậu để tạo khoảng không thích hợp giúp nước thoát khỏi đáy chậu trong trường hợp tưới nước quá nhiều.

Nên nhờ một chuyên gia về chăm sóc vườn cây trong chậu đến sân vườn nhà bạn để họ có ý kiến cụ thể đối với những vấn đề bạn gặp phải, và để chăm các loại cây kiểng trong chậu luôn nở hoa lá xanh tươi bốn mùa.

KHÁNH NGỌC (Theo Gardendesign)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022