Theo ông Nguyễn Công Hiếu, phụ trách tuyển sinh của trường, ngành Quan hệ công chúng trước đây xét tuyển bằng tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), C20 (Văn, Địa, Giáo dục công dân), D01 (Toán, Văn, Anh), D66 (Văn, Anh, Giáo dục công dân). Trong mùa tuyển sinh năm nay, tổ hợp D66 sẽ được thay bằng D15 (Văn, Địa lý, Anh).

Ngoài ngành học này, tổ hợp xét tuyển 6 ngành học khác được giữ nguyên.

400691183-746752647492661-8650-8013-9270-1708841675.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QBN3SVfY3zIVu2bp3yo3Mw

Khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: VYA

Năm nay, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (VYA) tuyển khoảng 1.450 sinh viên ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM. Cơ sở tại TP HCM được tuyển thêm hai ngành là Luật, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Tuy nhiên, tổng chỉ tiêu giảm 130 so với năm ngoái

Trường giữ ổn định các phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT; xét điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 với ngưỡng nhận hồ sơ là 20 điểm trở lên (tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển, không môn nào dưới 6).

Trường nhận đăng ký xét tuyển học bạ từ 1/3. Trường hợp không tuyển đủ, Học viện sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức khác. Học phí các ngành là 6 triệu đồng một học kỳ, riêng ngành Luật là hơn 6,2 triệu đồng.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam dao động 17 - 25,5, cao nhất là ngành Quan hệ Công chúng.

Bình Minh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022