Nền giáo dục New Zealand đã luôn thu hút với những phương pháp dạy học cực kỳ "cool" mà lại vô cùng hiệu quả của riêng từng thầy cô. Chính vì thế, mỗi tiết học ở đây luôn đem đến những bất ngờ và hứng khởi cho mọi học sinh, sinh viên tham gia học tập. Hãy cùng khám phá xem phương pháp học trong bóng tối đã được các giáo viên ở New Zealand áp dụng như thế nào nhé!

Trình diễn Kapa Haka - điệu nhảy truyền thống của thổ dân Maori và cũng là điệu nhảy "quốc dân" của người New Zealand là một bài tập quan trọng trong bộ môn Văn hóa Maori ở trường ĐH Otago (Tp.Dunedin, New Zealand). Trong quá trình dạy sinh viên quốc tế làm bài tập này, các giảng viên ở đây đã nhận ra điều khó nhất không phải là hướng dẫn các sinh viên quốc tế của mình đánh tay, dậm chân hay thể hiện vẻ mặt thật dũng mãnh như những chiến binh Maori thực thụ. Điều khó nhất là hướng dẫn họ có thể phát âm thật chuẩn tiếng Maori- linh hồn của điệu nhảy này. Và phương pháp học trong bóng tối đã được thầy cô áp dụng nhằm xóa đi những phiền nhiễu thị giác, giúp sinh viên tập trung lắng nghe cách phát âm tiếng Maori.

Giáo sư Karyn Paringatai giảng dạy bộ môn Văn hóa Maori tại ĐH Otago chia sẻ: "Tôi nói với sinh viên trong tuần đầu tiên đến lớp, tiết học tiếp theo của các em ấy sẽ ở trong bóng tối. Và các sinh viên đáp lại tôi rằng "Cô đang đùa tụi em… chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra". Vào ngày hôm sau, khi các em cất giọng, chúng tôi đã tắt đèn."

Sau quá trình học phát âm tiếng Maori trong bóng tối, 56 sinh viên trong đó có tổng cộng 43 sinh viên quốc tế đã "trả bài" thành công bằng màn trình diễn Kapa Haka cực ấn tượng trên sân khấu của đêm nhạc cuối học kỳ. Tuy đã rất hồi hộp trước màn biển diễn nhưng các sinh viên đã thực sự chinh phục được hội đồng giám khảo, lẫn khán giả có kinh nghiệm tại thành phố Dunedin.

Điều đặc biệt là phương pháp học trong bóng tối được bắt nguồn từ chính một phương pháp giảng dạy của người Maori thời tiền Châu Âu. 43 sinh viên quốc tế này đến từ rất nhiều quốc gia như Đức, Thụy Điển, Ireland, Hoa Kỳ… Hầu hết họ hoàn toàn không biết gì về văn hoá Maori trước khi đến New Zealand. Nhưng sau khi biểu diễn thành công Kapa Haka nhờ phương pháp học độc đáo này và hoàn thành môn học, họ đã thực sự thấu hiểu những giá trị của nền văn hóa Maori. Đồng thời dành một sự tôn trọng rất lớn đối với ngôn ngữ thổ dân này. "Một số sinh viên sau khi trở về nhà còn tự hào trình diễn Kapa Haka cho bạn bè và gia đình xem nữa" - Giáo sư Paringatai vui vẻ chia sẻ.

dst-nzstory-jasmax0615-7232-r01-14976318

Học tập trong bóng tối chỉ là một trong những phương pháp dạy và học độc đáo ở đất nước New Zealand - nơi mà mọi ý tưởng, việc làm của bạn đều được khuyến khích Think New- Đổi Mới. Nền giáo dục của quốc gia này cho phép giáo viên tự do trong việc tự biên soạn giáo trình riêng, miễn sao các em học sinh, sinh viên đạt được trình độ yêu cầu. Thậm chí mỗi năm, hay đối với mỗi lớp học, giáo viên sẽ có cách dạy riêng giúp các em tiếp cận kiến thức một cách phù hợp, hiệu quả nhất. Do đó học sinh, sinh viên New Zealand cùng các du học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ được trải nghiệm vô vàn lớp học, bài tập thú vị khác khi học tập tại đây.

untitled-1497628353340.png

Một lớp học ngoài trời ở New Zealand

Chẳng hạn như khi bạn học môn Animals Behaviour (Hành vi động vật) thuộc ngành Sinh học, các thầy cô thậm chí còn mang theo chó mèo ở nhà đến lớp cho bạn nghiên cứu. Hay bạn và các sinh viên khác sẽ "được" nhốt trên đảo chim 3 ngày cuối tuần chỉ để sống cùng các loài chim trên đảo và tìm hiểu về chúng… Và bài kiểm tra của bạn đôi khi chỉ cần là một bức ảnh, hay một con bọ… Sẽ có rất nhiều lớp học ngoài trời, thực tế như thế để vừa tạo thêm hứng thú cho người học, vừa giúp học sinh, sinh viên cọ xát thực tiễn. Ví dụ như lớp học ngành Film Making (Làm phim) luôn luôn là một phim trường, ngành Dancing (Khiêu vũ) luôn là một sàn nhảy.

Quả thực vô cùng thú vị phải không? Chính nhờ những phương pháp giảng dạy độc đáo này, người New Zealand đi ra ngoài thế giới luôn tự hào với lối tư duy sáng tạo cũng như những trải nghiệm thực tiễn, có 1-0-2 của mình.

Nguồn: Internet và chia sẻ từ cựu du học sinh New Zealand

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022