collagefotor1610-1526801831821853362187.jpg

Một số phim được chú ý ở Cannes 2018 đã ngay lập tức tìm được nhà phát hành

Nếu phim dở, đừng trông mong gì ở Cannes! Bởi các nhà phát hành sẽ không đủ can đảm để mua tác phẩm, trong khi họ còn chưa chắc chắn liệu nó có đủ sức phục hồi sau dư chấn mà giới phê bình ở Liên hoan phim này mang lại hay không.

Còn nhớ The Sea of Trees của đạo diễn tài năng Gus Van Sant tranh tài vào năm 2015. Phim có Naomi Watts, Matthew McConaughey tham gia nhưng ngay sau buổi chiếu đã bị báo chí dập tơi tả.

Điểm số thấp, không nhận được giải thưởng nào. Hơn một năm sau, hãng A24 - một hãng phát hành ra đời mới 3 năm, chấp nhận đưa The Sea of Trees ra rạp và chịu lỗ hơn 20 triệu USD!

photo-1-1526800945803552256801.jpg

Phim The Last Face "bị" nhiều trang phê bình phim lớn nhỏ dưới điểm trung bình. Trước đó, phim "được" hội nhà báo ở Cannes dập tơi tả.

Chưa rút kinh nghiệm, một năm sau Hollywood lại có thêm quả bom xịt tồi tệ tham gia tranh giải ở Cannes. Lần này là The Last Face với những tên tuổi cựu trào như Sean Penn (đạo diễn), Javier Bardem (nam chính) và mỹ nữ đình đám Charlize Theron (nữ chính).

Nội dung và bối cảnh rất thời sự song rất tiếc kịch bản vụng về, chỉ đạo đi theo lối mòn để "giết chế" tài năng của hai diễn viên thực lực, cũng như những đả kích chê bài nhằm vào Sean Penn sau 10 năm kể từ thành công của phim Into the Wild do chính ông dàn dựng.

Trailer phim The last face

The Last Face kết thúc bằng việc phát hành trên truyền hình và chìm vào quên lãng nhanh chóng...

Tất cả các nhà sản xuất khi đưa phim đi Cannes, chỉ mong mỏi nhận được sự hưởng từ khán giả, giới chuyên môn và tìm được nhà phát hành để bán phim, mang phim tới đông đảo khán giả khắp nơi.

Còn giải thưởng, đó cũng là "kim bài miễn chết" cho bất kỳ tác phẩm nào (du hay hoặc dở) đối mặt với các nhà phát hành lớn nhỏ.

Đâu là con át chủ bài?

Vài năm trở lại đây, hãng Sony Pictures Classics luôn để tâm và dành sự ưu ái cho những phim nói tiếng nước ngoài.

Điển hình như Elle, Call Me By Your Name hay A Fantastic Woman...

Những phim này đều gặt hái thành công tại Oscar cũng như thu hút được số lượng khán giả đến rạp thưởng thức, phần lớn nhờ chiến lược quảng bá đầu tư và thông minh của Sony.

photo-1-15268009472271309250733.jpg

Nữ đạo diễn Nadine Labaki trên trường quay bộ phim Capernaum.

Năm nay, Sony Pictures Classics chọn Capernaum của nữ đạo diễn người Li-Băng Nadine Labaki.

Đây là phim tâm lý xã hội vừa giành giả Jury Prize và theo một số nguồn tin thì phim khiến Cate Blanchett và Kristen Stewart - hai trong số các thành viên Ban giám khảo Cannes rớt nước mắt khi ra khỏi rạp.

Capernaum hoàn toàn có thể là tác phẩm trọng điểm của Sony trong năm 2018, ở mặt trận phòng vé và ở Oscar.

Capernaum tỏ ra là một phim phân cực giới chuyên môn, bởi kẻ khen thì tâng lên mây (Deadline gọi là ứng cử viên Oscar sáng giá) nhưng chê thì cũng dìm tận đấy (là 1 trong 2 phim có điểm bình chọn thấp nhất Cannes).

photo-2-1526800947228964761956.jpg

Cảnh trong phim Cold War.

Ngoài Capernaum, một số phim vừa đoạt giải đêm qua đã có được "bến đỗ".

Đó là Dogman (giải Nam chính) của điện ảnh Ý do hãng phim Pháp Archimede phát hành vào tháng 7 tới.

Đó là phim Ba Lan - Cold War (giải Đạo diễn) do MK2 đồng phát hành với Protagonist Pictures tại thị trường châu Âu.

photo-3-15268009472311106571245.jpg

Cảnh trong phim Happy As Lazzaro.

Một trong những phim được đánh giá cao nhất ở mùa giải năm nay: Happy As Lazzaro của nữ đạo diễn trẻ Alice Rohrwacher, vừa trao quyền phát hành toàn cầu cho Netflix.

Tác phẩm được ví von như một bức tranh tuyệt đẹp này cũng giành giải Kịch bản hay nhất.

Những phim tham gia ở các hạng mục khác khi được đón nhận nồng nhiệt, cũng may mắn không kém.

Trailer phim Climax

Climax - tác phẩm 18+ vừa đoạt giải tại hạng mục Directors' Fortnight được hãng A24 mua bản quyền phát hành tại Mỹ nhưng chưa công bố thời gian chính thức.

Trong khi đó, Under the Silver Lake đã được A24 lên lịch chiếu vào tháng 6.

photo-4-15268009472331014055978.jpg

Cảnh phim Shoplifters khiến Chủ tịch Ban giám khảo Cannes 2018 Cate Blanchett xúc động.

Khán giả quốc tế hiện đang háo hức với tin Magnolia Pictures mua bản quyền phát hành Shoplifters của Nhật tại thị trường Mỹ.

Đây là tác phẩm vừa giành Cành cọ vàng do đạo diễn kỳ cựu Hirokazu Kore-eda dàn dựng.

Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của điện ảnh Nhật đương đại và đã có bề dầy thành tích đáng nể.

photo-5-1526800947236435858522.jpg

Đạo diễn Hirokazu Kore-eda và Cành cọ vàng. Trước đó ông đã giành giải Jury Prize với Like Father, Like Son năm 2013.

Shoplifters tiếp tục xoay quanh đề tài gia đình thường thấy trong phim của Hirokazu Kore-eda nhưng lần này ông đã nâng tầm câu chuyện của mình thêm một bậc, với những ẩn ức, bí mật dần hé lộ về cuối phim.

Magnolia Pictures ra đời năm 2001, năm ngoái hãng này gây bất ngờ khi giúp In the Fade (phim họ cũng mua ở Cannes) có được Quả cầu vàng cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Có trong tay "át chủ bài" Shoplifters, Magnolia Pictures được kỳ vọng sẽ có một mùa tranh tài sôi nổi cuối năm nay. Đồng thời, Shoplifters cũng có thể tạo nên kỳ tích cho điện ảnh Nhật 10 năm sau chiến thắng Oscar của Departures.

lhp-cannes-15257660855211018925929.jpg
photo1526623611361-1526623611361500929451.jpg Lịch sử Cannes chỉ có 8 Cành Cọ Vàng cho phim châu Á

TTO - Trong 71 lần tổ chức, Cannes đã tôn vinh cả trăm tác phẩm điện ảnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên chỉ có 8 bộ phim châu Á từng giành được giải thưởng lớn nhất - Cành Cọ Vàng.

Nguồn: tuoitre.vn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022